Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2008

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2008

Sống trong bí tích

Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội), cuộc trưng bày về cuộc sống người Công giáo “Sống trong bí tích - văn hóa Công giáo đương đại Việt Nam” lần đầu tiên được ra mắt công chúng trong dịp Noel năm nay và kéo dài đến giữa năm 2009.
đọc tiệp...

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2008

Trò chơi

Thỏ cóc thi đua
Số người chơi : Chừng 6 người, 3 người làm thỏ, 3 người làm cóc.
Cách chơi : Vẽ hai mức song song và cách xa nhau chừng 20m, 3 thỏ đứng xen kẽ 3 cóc trên một mức, quay về mức bên kia, 3 cóc ngồi xổm.
Tiếng còi đầu là tiếng còi chuẩn bị, tiếng còi thứ hai là tiếng còi khởi hành. Sau mỗi tiếng còi của người điều khiển thì thỏ được phép bước một bước dài bao nhiêu có thể, trong khi đó thì cóc được nhảy hai bước dài bao nhiêu có thể, và cứ thế cho tới khi con nào về tới đích trước là con đó thắng cuộc.

Mẫu hàng
Số người chơi : Bao nhiêu người cũng được.
Cách chơi : Tất cả những người chơi đứng thành một vòng tròn vây quanh người điều khiển. Sau mỗi lệnh của người điều khiển thì những người chơi phải làm sao thi hành thật lẹ và đúng.Thí dụ : người điều khiển ra lệnh :Kiếm mẫu hàng bằng cọng rơm dài 1 tấc, hoặc : kiếm mẫu hàng bằng lá gianh dài 15 ly…Ai đưa về cho người điều khiển vừa sớm vừa đúng nhất thì kể là thắng cuộc.

Tìm Số Nhà
Số người chơi : Chừng 5 người một lượt.
Cách chơi : Cắt cát tông làm 6 hình khác nhau. Trên 6 hình cát tông đó có ghi lần lượt 6 số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Những người chơi đứng xung quanh để quan sát kỹ 6 hình cát tông đó. Sau đó đi ra xa, cách nhưng hình cát tông đó 10 m. Người nào cũng phải dùng khăn quàng bịt mắt lại. Sau tiếng còi hiệu của người điều khiển, những người chơi tìm lại chỗ những hình cát tông đó, rờ kỹ và cầm một hình giơ cao, nói lớn số của nó. Nói đúng số của nó là được 1 điểm, nói sai thì phải trừ đi 1 điểm.

Trao trả tù binh.
Số người chơi : Bao nhiêu người cũng được, nhưng với điều kiện số người chơi phải chẵn.
Cách chơi : Vẽ hai mức cách nhau chừng 1 m. những người chơi đứng xếp hai hàng trên hai mức và quay vào nhau đôi một, tất cả trong thế sẵn sàng.
Sau tiếng còi hiệu, người bên này trao cho người bên kia chiếc dép đang xỏ ở chân, người bên kia giơ chân đỡ chiếc dép và xỏ vào chân mình. Nhớ cả hai người không được phép bỏ chân xuống đất trong khi trao dép. Đôi nào trao xong trước hết và không sai luật thì kể là thắng cuộc.

Thiện xạ
Số người chơi : Thi đua từng đội (số người nhiều bằng nhau).
Cách chơi : Mỗi đội cử một người chơi trong đợt đầu. Chồng 5 ống lon lên nhau. Mỗi người lần lượt dùng banh tennis đổ 5 ống lon một lượt thì được 1 điểm. Rồi lần lượt tới những người sau…đội nào được nhiều điểm hơn cả là đội đó thắng cuộc.

Săn thỏ
Số người chơi : Hai người một lần.
Cách chơi : Tất cả những người không chơi xếp thành vòng tròn. Một em làm thỏ và một làm người săn đuổi nhau. Cả hai đều phải đi trong vòng tròn và đi bằng 10 ngón chân, đi trong thế ngồi xổm. Khi nào người săn bắt được thỏ thì tất cả reo to lên một tiếng.

Rụt Rè
Số người chơi : Thi đua hàng đội, mỗi đội cử ra hai người.
Cách chơi : Hai người trong mỗi đội dùng khăn thắt chặt hai khuỷu chân vào với nhau, hai tay để lên đầu. Nghe thấy hiệu còi hai người lo dìu nhau về tới đích sớm hết sức. Đội nào về trước là đội đó thắng.

Thầy bói.
Số người chơi : Chơi cho cả đoàn hay cả đội.
Cách chơi : Người làm thầy bói, bịt mắt đứng vào giữa vòng người. Những anh chị trưởng đụng vào người thầy bói. Thầy bói nói đúng tên người đụng thì người đó vào làm thầy bói thay. Nếu thầy bói nói không đúng thì cứ tiếp tục làm thầy bói.

Trao quyền.
Số người chơi : Chừng 10 người với 5 cái mũ.
Cách chơi : Tất cả những người chơi đứng xếp thành hai hàng, người này cách người kia chừng 0,5m. hai hàng quay vào nhau, dùng đầu trao nhau mũ trên đầu mình. Trao đi rồi lại trao lại. đôi nào trao xong trước mà không bị rơi xuống đất thì tất cả những người đứng xung quanh cho một tràng pháo tay

Mù dẫn mù.
Số người chơi : Cử ra hai em để chơi, tất cả những người không chơi ngồi xung quanh.
Cách chơi : Hai em chơi dùng khăn bịt mắt, nghe hiệu còi, dắt nhau tới rờ vào cái cọc cắm tại đích trong một thời gian nào đó. Nếu chưa tới giờ mà rờ được cái cột thì kể là thắng cuộc. Ngược lại nếu hết giờ mà chưa mó được cột thì người điều khiển thổi còi để chấm dứt để đổi cho phiên người khác.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2008

Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội - Tín Điều

Mừng Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, đọc lại thông điệp Đức Mẹ nói với thánh Bernadette

Đức Mẹ Hiện Ra Tại Lourde (Lộ Đức), Nước Pháp

Vào trưa ngày 11 tháng 2 năm 1858, Bernadette, Jeanne Abadie và Marie Toinette cùng nhau tiến về bờ suối Gave nhặt củi. Đến gần hang Massabielle, các em phải lội qua giòng nước để sang bờ bên kia. Hai bạn đã qua suối, còn Bernadette vì bệnh nên sợ nước lạnh, cứ ngập ngừng chưa chịu lội sang. Bernadette kể:

"Tôi đang định tháo giầy để lội xuống nước, thình lình tôi nghe tiếng gió ù-ù thổi mạnh như sắp có cơn bão lớn. Nhìn trước nhìn sau không thấy gì, tôi tiếp tục cởi vớ để lội qua suối, thì tiếng gió lại nổi lên. Nhìn thẳng về hang núi, tôi thấy một thiếu nữ rất xinh đẹp đứng đó, trạc độ 17 tuổi, mặc áo trắng dài che gần hết đôi chân, mỗi đầu ngón chân là một bông hồng óng ánh. Thiếu nữ thắt lưng xanh, tay đeo tràng chuỗi, hạt trắng hạt vàng, giống những bông hồng ở nơi chân. Trên đầu trùm khăn trắng xoã xuống thân người. Tưởng rằng nhìn lầm, tôi dụi mắt nhìn lại nhưng vẫn thấy là bà ấy. Sợ quá, tôi vội thọc tay vào túi lấy ra xâu chuỗi và quì xuống lần hạt, xin Đức Mẹ đến cứu giúp. Bà cũng lấy xâu chuỗi đeo trên cách tay mình và bắt đầu lần hạt với tôi. Lần hạt xong, Bà làm hiệu cho tôi đến gần, nhưng sợ quá, tôi chạy vội qua suối, quơ đống củi mà các bạn đã xếp đống ở đó đem về nhà. Bà đẹp biến đi và hai bạn cũng không hay biết chuyện gì xảy ra cho tôi cả. Trên đường về, thấy nét mặt của tôi khác thường, nên Marie gạn hỏi mãi, nhưng tôi không chịu nói. Tới khi về gần đến nhà tôi mới chịu thuật lại chuyện lạ đã xẩy ra cho mình. Không giữ được bí mật, em Marie đi nói cho mẹ nghe. Thế là tôi bị quở trách nặng lời suốt buổi và mẹ còn cấm chúng tôi từ nay không được đến đó nữa".

Mãi đến hai ngày sau (14 tháng 2 năm 1858), như có tiếng thúc bảo, Bernadette mới dám mở miệng xin mẹ cho ra hang núi cùng với mấy người bạn đã được nghe kể. Năn nỉ mãi bà mới cho phép đi. Thình lình Bernadette la lên:

- Bà đến! Bà đến rồi kìa.

Theo lời người bạn bảo:

- Nước-Thánh sẽ xua đuổi ma qủi hiện hình trêu ghẹo, nên Bernadette đã lấy Nước-Thánh đem theo rẩy lên bà. Bà đẹp chẳng sợ, lại tỏ ra hài lòng và mỉm cười với mọi người. Thế là người ta đoán là Đức Mẹ hiện ra. Bernadette cầu nguyện sốt sáng và bắt đầu ngất trí, mãi đến khi được đưa về nhà Bernadette mới tỉnh. Tiếng đồn lại càng lan rộng thêm về điềm lạ ấy.

Lần thứ ba Đức Mẹ hiện ra ngày 18 tháng 2 năm 1858. Lần này có nhiều người hơn theo Bernadette để xem sự lạ. Bernadette đem theo giấy viết để xin Đức Mẹ ghi những gì Mẹ muốn dạy, nhưng Đức Mẹ không viết mà chỉ cho biết Bernadette sẽ phải khổ nhiều ở trần gian, nhưng sẽ được hạnh phúc trên trời. Mẹ lại xin Bernadette trở lại gặp Mẹ 15 ngày liền nữa. Ba lần hiện ra vừa qua chỉ là chuẩn bị cho những lần hiện ra sau này.

Những lần hiện ra kế tiếp là những lần Bernadette ngất trí và xuất thần, người xem chỉ thấy những cử chỉ lạ nơi thân xác em, còn nội dung chỉ được tỏ ra dần dần. Những lần này cũng là để các vị liên hệ và nhà chức trách kiểm chứng sự thể. Một vài lời dạy Bernadette nhận được như:

- Các con hãy cầu nguyện cho người tội lỗi ăn năn trở lại.

- Các con hãy làm tròn bổn phận hàng ngày.

- Hãy cầu nguyện cho những người cứng lòng tin, cho những người cố tâm phá hoại Đạo Chúa, được ơn thống hối ăn năn... .

- Hãy ăn năn đền tội.

Lần thứ 9 hiện ra, Đức Mẹ chỉ cho Bernadette lấy tay cào bới chỗ đất khô trước mặt em, để khơi nguồn một suối nước có phép chữa bệnh cho những ai vững niềm tin cậy.

Lần thứ 10 (ngày 26 tháng 2 năm 1856), Đức Mẹ hiện ra và truyền:

- Con hãy hôn đất ăn năn thay cho người có tội.

Bernadette cũng làm hiệu cho mọi người cúi xuống hôn đất ăn năn tội.

Lần thứ 11 hiện ra, Đức Mẹ bảo Bernadette về thưa cùng cha sở

- Xây cho Mẹ một đền thờ ở đây để Mẹ thi ân cho nhân loại.

Chúa Nhật ngày 28 tháng 2 năm 1858, trên 2000 người tựu lại để xem sự lạ. Lần này Bernadette thưa Đức Mẹ về chuyện đã xin với cha sở xây nhà thờ như Mẹ dạy. Đức Mẹ mỉm cười với lời thân thưa ấy.

Lần thứ 14 Đức Mẹ nói:

- Mẹ muốn người ta đến đây thăm viếng Mẹ.

Từ đó con cái muôn phương trên thế giới đã đến đây thăm viếng Mẹ không ngớt.

Lần thứ 15 Đức Mẹ chỉ hiện ra cho Bernadette chiêm ngắm và không làm dấu lạ nào khác.

Lần thứ 16 Đức Mẹ tỏ mình ra:

- Ta là Đấng Chẳng Mắc Tội Tổ Tông.

Đây là lần thứ hai Đức Mẹ tỏ cho nhân loại biết về ơn đặc biệt này của Mẹ. (Lần thứ nhất Đức Mẹ đã tỏ ra cho chị Catharine Labouré trong tu viện Rue Dubac, Paris).

Lần thứ 17 một phép lạ xẩy ra là lúc Bernadette xuất thần, tay đang cầm đèn cầy cháy sáng, các bác sĩ thử nghiệm đã úp hai bàn tay Bernadette lên ngọn lửa mà tay em không bị đốt cháy.

Lần thứ 18 cũng là lần hiện ra sau hết, Đức Mẹ đến chỉ để an ủi và mừng cho Bernadette trong ngày em được rước Chúa Giêsu Thánh Thể vào lòng lần đầu tiên trong đời.

Tóm lại, Đức Mẹ đã hiện ra với Bernadette cả thẩy 18 lần để nhắc nhở loài người: Năng chạy đến với Mẹ, ăn năn đền tội, lần hạt Mân Côi để làm nguôi đi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa vì tội lỗi nhân loại đã xúc phạm đến Ngài. Ngoài ra còn để Mẹ thi ân cứu giúp những ai chạy đến cùng Mẹ nữa.

_________________________________________

1. Lịch Sử Tín Ðiều
Thánh Lễ kính mầu nhiệm Vô Nhễm đã có từ giữa thế kỷ thứ VII và thứ VIII tại Ðông Phương. Các vị giảng thuyết nói về sự thai sinh Vô Nhiễm, thánh thiện mà không nêu lên vấn đề nào khác.
Vào thời Trung Cổ, Thánh Lễ đã nhập vào Tây Phương, và từ thế kỷ thứ IX, nhiều dòng tu ở Ðức và cả La mã đã mừng kính.
Vào năm 1060, các Thầy Dòng đem vào Anh Quốc và giữa năm 1127 và 1128, Thánh Lễ được lan rộng trong cả Âu Châu, mặc dầu Thánh Bênađô tỏ ra dè dặt trước "sự mới lạ" ấy.
Thoạt đầu, đây là một phong trào sùng kính sốt sắng nhưng thiếu sự suy tư, nhất là bị ảnh hưởng của những ý kiến mù mờ của thời đại.
Người ta tin tưởng với Thánh Augustinô rằng việc giao hợp vợ chồng, cả trong hôn phối Kitô giáo, là một hành động trác táng lưu chuyển tội tổ tông. Và như vậy, Mẹ Maria sinh bởi sự giao hợp của Cha Mẹ, làm sao thoát khỏi định luật ấy. Vả lại, người ta có một quan niệm không mấy khoa học về việc thai sinh, như thể xác được cưu mang trước rồi linh hồn đến trong khoảng cách sau: Linh hồn con trai trước 40 ngày, linh hồn con gái phải lâu hơn mới hợp với thể xác vì bản tính con gái yếu kém!
Các nhà thần học lại không biết làm sao để thoát khỏi cái vòng lý luận sau đây: Chúa Kitô là Ðấng Cứu Chuộc hết mọi người. Nếu nói rằng Ðức Mẹ không vướng mắc tội lỗi cho dầu chỉ nói đến tội tổ tông thôi thì Chúa Kitô không còn là Ðấng Cứu Chuộc toàn thể nhân loại. Chương trình Cứu Ðộ có một kẽ hở. Và tất cả các nhà thần học thế kỷ XIII, kể cả Thánh Tôma Aquinô đều nghĩ rằng Ðức Mẹ vẫn phần nào lệ thuộc tội lỗi; ít là trong thẩ xác khi thai sinh.
Cuối thế kỷ XIII, nhà thần học Duns Scott đã có công học hỏi và đảo ngược lại lý luận trên. Ông cho rằng đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Ðức Mẹ chẳng những không làm tổn thương đến vinh dự Chúa Kitô và công cuộc cứu chuộc của Ngài mà, trái lại, càng làm tỏ rạng sự sung mãn của công cuộc ấy. Vì Ðấng cứu chuộc hoàn hảo phải là Ðấng không những có thể Chữa Lành tội lỗi mà còn Ngăn Ngừa tội lỗi.
Cũng như một người mẹ tỏ ra có một tình thương hữu hiệu khi Bà tắm rửa cho đứa con vừa rơi vào đống bùn; nhưng nếu Bà biết ngăn ngừa kh6ng để cho con rơi vào bùn thì tình thương của Bà càng linh nghiệm hơn.
Nhờ sự trực giác sâu xa ấy, Duns Scott đã đổi ngược thế cờ, giải quyết được vấn nạn được coi là nan giải trước đây về sự thánh thiện nguyên thủy nơi Ðức Mẹ. Ông đã minh chứng rằng giáo lý Ðức Mẹ Vô Nhiễm có thể chấp nhận được và hơn nữa đặc ân ấy tương xứng với địa vị của Mẹ Thiên Chúa.
Sau ông, giáo thuyết lan rộng như vết dầu loang.
2. Công Bố Tín Ðiều
Sau nhiều thế kỷ học hỏi, nghiên cứu, tranh luận nữa, vấn đề đã được Ðức Giáo Hoàng Piô IX giải quyết khi Ngài công bố Tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, ngày mồng 8 tháng 12 năm 1854.
Lời công bố nhắc lại những lời của vị Giáo Hoàng Alexandre VII (1661) năm xưa, khi ngài đặt liên hệ giữa việc cứu chuộc toàn diện và đặc ân vô nhiễm của Ðức Mẹ.
Lời công bố không phản lại việc cứu chuộc toàn diện mà còn làm sáng tỏ hơn: Mẹ Maria đã được Chúa cứu rỗi do công nghiệp tiền ứng và hồi tố của Chúa.
Nguyên văn Lời Công Bố như sau:
"Từ giây phút đầu tiên khi tượng thai, do một đặc ân và ưu huệ của Thiên Chúa toàn năng và dựa trên công nghiệp Chúa Giêsu Kitô Ðấng Cứu Chuộc nhân loại, Ðức Trinh Nữ Maria được gìn giữ khỏi vướng mắc mọi tỳ ố, tội tổ tông truyền". (Piô IX - sắc lệnh Munificentissimus ngày 8 tháng 12 năm 1854).
3. Căn Bản Thánh Kinh
Như đã nói, Tín điều này không được ghi rõ trong Thánh Kinh.
Nhưng Tín điều được tiềm ẩn trong nguồn mạc Khải, trong tư tưởng Dân Chúa được coi là một vị hôn thê. Tiên tri Ôsê lên tiếng mạt sát dân được tuyển chọn như một cô gái lăng loàn, một dâm phụ (2,4-7).
Nhưng rồi người nhìn thấy một cuộc đổi mới và ca tụng như một vị hôn thê.
"Ta sẽ đính hôn với ngươi mãi mãita đính hôn với ngươi bằng công chínhCông minh, nhân nghĩa xót thươngTa sẽ đính hôn với ngươi bằng đức trung tin và ngươi sẽ biết Gia vê" (Ôsê 2,4-22)
Hình ảnh người dâm phụ dần dần được xóa mờ hẳn để lộ hiện chân dung người hôn thê:
"Em mỹ miều, hiền thê ơiNơi em không có một tì vết..." (Diệu ca 4,7-8).
Lời Thiên Chúa phán hứa sẽ thực hiện. Nhưng thực hiện ở đâu? Phải chăng ở nơi Giáo Hội? Chưa hẳn vì Giáo Hội cũng bao gồm rất nhiều người tội lỗi. Lời phán hứa được thể hiện nơi Ðấng đã được tuyển chọn để làm Mẹ Chúa Kitô, của Giáo Hội và của công cuộc tạo dựng mới. Ðó là Ðức Maria, Ðấng thánh thiện và không mặc tì ố.
Như vậy, mầu nhiệm vô nhiễm đã có căn bản tiềm ẩn trong Thánh Kinh và dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội càng ngày càng ý thức hơn và long trọng tuyên bố thành tín điều, như chiếc nụ hồng đầu xuân hé mở thành một cánh hoa xinh tươi. Mẹ là bà Evà mới trong cuộc tạo dựng mới. "Mẹ trẻ trung hơn tội lỗi, hơn nòi giống đã sinh ra Mẹ" - Plus jeune que le péché, plus jeune que la race dont elle est issue" (Bernanos - Journal d'un Curé de campagne, 1936).
4. Thánh Tích
Hôm ấy, ngày 25 tháng 3 năm 1858, ngày Lễ Truyền Tin, Cô Bernađetta thức dậy thật sớm. Cô cảm thấy có một sức mạnh thúc đẩy cô ra hang Ðá Lộ Ðức. Cha mẹ Cô không muốn cho cô đi, nhưng biết rằng con đang bị một sức mạnh thúc đẩy như không chống lại được. Từ 5 giờ sáng, Cô đã lên đường đi ra bộng đá.
Lần này, cô nhất quyết phải hỏi cho bằng được tên của "Bà lạ". Mấy lần trước Bà chỉ mỉm cười, đem bút mực ra xin Bà viết Bà cũng chỉ mỉm cười. Nhưng lần này, cô phải trả lời cho Cha Sở.
Sau khi lần hạt, Bà lạ tiến ra gần cửa hang. Bernađetta sung sướng và lấy hết can đảm nói lên câu mà cô đã dọn sẵn bằng thổ ngữ.
- Thưa Bà. Xin Bà làm ơn nói cho con biết Bà là ai?
Bà lạ chỉ mỉm cười. Bernađetta hỏi lại lần thứ hai, thứ ba. Bà vẫn mỉm cười. Nhưng lần này cô cương quyết phải hỏi cho kỳ được vì đó là điều kiện của Cha Sở, nếu Bà muốn chó một nhà thờ như Bà xin.
Sau lần hỏi thứ tư. Bà lạ không cười nữa.
Bà mở hai tay ra chỉ xuống đất. Rồi Bà chấp tay lại ngang ngực ngước mắt nhìn trời và nói:
- Que soy era Immaculada Concepciou"
Rồi Bà biến đi trong vùng ánh sáng.
Mặt Bernađetta trở lại vẻ hồng hào vui tươi. Cô chạy ngay về nhà Xứ, vừa chạy vừa lẩm nhẩm trong miệng kẻo sợ quên mất lời Bà lạ vừa nói.
Immaculada Coun-cetiou
Immaculada Coun-cetiou.
Cô hơi líu tíu với hai chữ cuối cùng. Vừa vào nhà Cha Sở, cô thốt ra ngay:
"Que soy era Immaculada Concepciou".
Cha Sở giật mình như muốn ngã. Ngài biết rằng Bernađetta không thể tự mình bày ra. Cha như bị một ánh sáng làm hoa mắt... Nhưng rồi ngài chấn tĩnh, lấy lại vẻ nghiêm khắc thường có và nói với Cô bé:
- "Một Bà không thể mang tên đó. Cô lầm! Cô có hiểu câu đó không?
Bernađetta nhẹ lắc đầu.
- "Nếu Cô không hiểu sao cô lại nói?"
- "Con lập đi lập lại trên suốt đường về".
Cha Peyramale cảm động, cố nén giòng lệ như muốn trào ra.
Bernađetta đứng im lặng rồi lẩm bẩm như một lời van xin:
- "Thưa Cha, Bà ấy vẫn muốn Cha xây một nhà thờ".
Cha Sở vận dụng tất cả uy quyền như để bảo tồn danh dự:
- "Cô đi về đi, ta sẽ gặp lại lần khác.
Bernađetta không hiểu vì sao Cha Sở có vẻ phật ý. Cô tự hỏi câu ấy có nghĩa gì? Ngày Lễ mồng 8 tháng Chạp, chắc Cô đã nghe giảng những bài giảng bằng Pháp ngữ mà cô mù tịt tiếng Pháp. Cô chỉ biết thổ ngữ. Về đến nhà Cô mới được Ông Estrace giải thích.
Thì ra Bà lạ đã nói tên:
Que soy era Immaculada Concepciou, là thổ âm miền Pyrênê, theo Pháp ngữ là:
Je suis l'Immaculée Conception.
Ta là Ðấng chẳng hề mắc tội Tổ Tông truyền.
Ðó là Tín điều Ðức Giáo Hoàng Piô IX đã công bố 4 năm về trước trong Tông Huấn Munificentissimus ngày 8 tháng 12 năm 1854:
"Ta công bố rằng Ðức Trinh Nữ Maria đã được gìn giữ khỏi mọi tì ố của tội Tổ Tông truyền... ngay từ giây phút đầu tiên khi mới tượng thai".
Ðây là lần hiện ra thứ XVI. (Phỏng theo La Vie de Bernadette của R. Laurentin. Desclée De Brouwer 1978).

Thái Hà

Nào ai sẽ cất tiếng lên? Nếu không phải là chính bạn...

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2008

Thông Báo

Đã có ALBUM NHẠC MÙA VỌNG, mời các bạn đón nghe (ở phía dưới)

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2008

Bà cụ bắt tép nuôi con

Một người mẹ 80 tuổi vẫn ngày ngày mò mẫm ngoài đồng để nuôi chồng mù và con liệt, một bà mẹ tuổi 83 vẫn lận đận lo cho bốn đứa con mù, một người cha già yếu ngày ngày đi bốc vác để nuôi con…..... ̣̣Đọc tiếp

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2008

Người sống sót cuối cùng trên tàu Titanic qua đời

Người sống sót cuối cùng trên tàu Titanic qua đời
Tàu Titanic rời Southampton, England ngày 10/4/1912.
(Dân trí) - Lillian Gertrud Asplund, người Mỹ cuối cùng sống sót trong thảm kịch đắm tàu Titanic năm 1912, đã qua đời tại nhà riêng ở Boston, thọ 99 tuổi, ban tổ chức tang lễ gia đình bà hôm qua cho biết.
Khi con tàu “không thể đắm” Titanic đâm phải một tảng băng trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương, Asplund mới chỉ 5 tuổi. Trong thảm kịch đó Asplund đã mất cha và 3 anh em trai. Mẹ của Asplund cùng một người em trai khác, Felix, lúc đó 3 tuổi, may mắn thoát chết khi Titanic chìm xuống đại dương sáng sớm ngày 15/4/1912.

Bà Asplund là người sống sót cuối cùng có thể nhớ tường tận về vụ đắm tàu. Tuy nhiên, bà luôn lánh xa công chúng và hiếm khi nhắc lại kỷ niệm đau buồn đã qua. Bà làm thư ký ở Worcester hầu như suốt cuộc đời mình, và không lấy chồng để chăm sóc mẹ, người luôn bị ám ảnh bởi thảm kịch kinh hoàng Titanic.

Ít nhất 2 người khác trên tàu Titanic năm nào vẫn còn sống sót. Tuy nhiên, họ còn quá nhỏ để biết chuyện gì đã xảy ra. Những người đó là Barbara Joyce West Dainton, ở Truro, Anh, khi đó mới 10 tháng tuổi; và Elizabeth Gladys, Southampton, Anh, thậm chí mới được 2 tháng tuổi.

Năm định mệnh 1912, gia đình bà Asplund đã lên tàu Titanic từ Southampton, England để trở về Worcester, sau nhiều năm ở Thuỵ Điển, đất tổ của gia đình.

Mẹ của Asplund đã miêu tả vụ đắm tàu trong một cuộc phỏng vấn với tờ Telegram & Gazette ngay sau khi trở về nhà cùng hai con. Bà Selma Asplund cho biết, gia đình bà đã chạy lên trên tầng cao của con tàu khi nó đâm phải tảng băng. “Tôi có thể nhìn thấy các tảng băng từ rất xa. Trời lạnh và những tảng băng nhỏ dính sát vào nhau. Đứa con nhỏ của tôi, Lillie, theo tôi. Còn chồng tôi thì nói: “Đi lên trên đi, chúng ta sẽ lên một chiếc tàu nhỏ”. Ông ấy đã mỉm cười khi nói vậy.”

Bà Selma Asplund mất năm 1964, 52 năm sau khi Titanic chìm xuống biển khơi, thọ 91 tuổi. Còn Felix Asplund mất ngày 1/3/1983, thọ 73 tuổi.

PV
Theo AP

BÍ ẨN VỀ CON TÀU HUYỀN THOẠI TITANIC - SỐ PHẬN CÁC HÀNH KHÁCH ?

BÍ ẨN VỀ CON TÀU HUYỀN THOẠI TITANIC - SỐ PHẬN CÁC HÀNH KHÁCH ?
By blazhuy. Friday, 14. September 2007, 18:00:56

Giới học giả chuyên nghiên cứu bí ẩn siêu nhiên ở châu Âu và Mỹ gần đây xôn xao về một số vụ mất tích - tái hiện một cách thần bí. Nhiều người cho rằng hiện tượng có liên quan đến “lỗ hổng thời gian”.Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước.Ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập.Còn tiếp => Read more . plz
Khi được cứu lên tàu, trả lời câu hỏi của thủy thủ, cô nói: “Tôi tên là Wenni Kate, 29 tuổi, một hành khách trên con tàu Titanic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh giạt tôi lên núi băng này, thật may mắn là các ngài đã kịp cứu giúp”. Nghe câu trả lời đó, mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ lạ và họ nghĩ rằng có lẽ do sốt cao, cô gái này đã nói nhảm. Kate được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Sức khỏe của cô không có gì đáng ngại ngoài việc cô quá sợ hãi do bị lạc nhiều ngày, thần kinh cũng không có dấu hiệu rối loạn. Các xét nghiệm về máu, tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi.Vậy là nảy sinh một vấn đề khó tin đến kinh người: Chẳng lẽ từ năm 1912 đến nay, trải qua gần 80 năm mà Kate không hề già đi chút nào? Thẩm tra, đối chiếu với bản danh sách hành khách trên tàu Titanic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Kate nói. Trong khi mọi người đang tranh luận thì sự việc thứ hai xảy ra.
Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương trong khi khảo sát tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km, đã phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Ông ta mặc bộ quần áo màu trắng, khá gọn gàng, rít sâu điếu thuốc. Không ai có thể nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của con tàu Titanic.Nhà hải dương học nổi tiếng, tiến sĩ Marwen Iderlan, sau khi cứu được Smith đã phát biểu trước báo chí rằng không thể có sự việc nào đáng kinh ngạc hơn. Người đàn ông này không thể là tên lừa đảo, ông ta đích thực là thuyền trưởng của con tàu Titanic, người cuối cùng chìm xuống biển cùng với con tàu . Khó tin hơn nữa là Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng trên thực tế mới chỉ là một ông già 60 tuổi. Khi được cứu, ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày 15/9/1912.
Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo (Nauy) để chữa trị. Nhà tâm lý học Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàn toàn bình thường. Ngày 18/9/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng định, người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì ngay việc đối chiếu vân tay cũng đã cho thấy điều đó.
Vậy bạn giải thích sao cho việc này ?

Phiên Chầu Lượt xứ Chính Toà, 30/11/2008

PHIÊN CHẦU LƯỢT
Giáo xứ Chính Toà
Ngày 30/11/2008
Chúa Nhật I Mùa Vọng

Sau Lễ - 07 giờ 15: Tu Sĩ + HĐMV
07 giờ 15 - 08 giờ 00: Quý Ông
08 giờ 00 – 08 giờ 45: Phan Sinh + Legio
08 giờ 45 – 09 giờ 30: Quý Bà
09 giờ 30 – 10 giờ 15: Chủng Viện Nicôla
10 giờ 15 – 11 giờ 00: Giới trẻ + Thiếu Nhi
11 giờ 00 – 11 giờ 30: Chầu chung

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2008

THÔNG BÁO

Thưa tất cả các bạn,
Bạn nào muốn gởi bài viết để đăng, hoặc muốn gởi tặng bạn bè món quà bằng âm nhạc, hình ảnh, văn thơ,... qua trang blog này, xin các bạn gởi bài của mình qua hộp thư:
huynhtruongchinhtoa@live.com

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2008

Thiếu Nhi Nghĩ về BÃO


Bão gây ra đã làm cho nhiều người phải hoang mang về cảnh mưa gió, làm đổ cây, sập nhà, lụt lội dâng cao, đời sống con người càng khó khăn khi phải chịu nhiều nỗi đau mất mát của cảnh tàn phá.
Tôi nói về sự việc này cũng chính là đất nước tôi đang sinh sống đã chịu những cơn bão trên, điển hình là cơn bão số 9 năm trước đã để lại cảnh không nhà, không cửa mà con người phải gánh chịu cảnh thiên tai này. Miền Trung là nơi trung tâm bão đã đi qua. Người dân mất trắng khi bão tàn phá. Tôi không biết nói sao, chỉ gởi lời cầu nguyện đến Chúa, để Ngài phù giúp và nâng đỡ mọi người trong cơn bão, và xin Ngài che chở cho đất nước Việt Nam an bình, không còn bão ở trên biển Đông hay khắp cả thế giới.
Nghe tin bão mà lòng tôi xao xuyến, lo lắng vì tôi sợ cơn bão sẽ huỷ hoại đi, không chỉ vì vật chất, mà còn gây ra cảnh mất người. Mất đi tài sản thì không sao, còn mất đi người thân sẽ gây ra nỗi buồn, và nỗi buồn ấy gây nên sự tuyệt vọng của người đã mất đi người thân mà họ sẽ không bao giờ gặp lại được.

Đaminh Danh

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2008

GƯƠNG HIẾU HỌC


'Em' học sinh đặc biệt: 27 tuổi học lớp 6

Nguyễn Như Phụng trong lớp học


Lớn hơn các bạn cùng lớp đến 16 tuổi, nhưng Nguyễn Như Phụng không ngần ngại xin được học ké. Thấy Phụng quyết tâm theo học, cô giáo chủ nhiệm bảo viết cam kết “không được phát biểu, không cần giáo viên chấm điểm, chỉ được nghe giảng để bổ sung kiến thức”.

Nguyễn Như Phụng trong lớp học.
Trường THCS Bình Hiệp, xã Bình Hiệp, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An có một học sinh năm nay đã 27 tuổi nhưng mới học lớp 6. Đó là học sinh Nguyễn Như Phụng, sinh năm 1981, ngụ tại ấp Bình Trung 2, xã Bình Hòa Trung, Mộc Hóa.

Phụng đến lớp cùng với những bạn nhỏ hơn mình đến 16 tuổi. Thầy, cô giáo dạy ở lớp học này đều ghi nhận Phụng là một cậu học trò rất ngoan, chăm học, chân tình giúp đỡ các bạn cùng lớp.

Học để không quên chữ

Theo ông Trần Vĩnh Viễn, Hiệu trưởng Trường THCS Bình Hiệp, đầu năm học này ban giám hiệu bất ngờ tiếp nhận hồ sơ xin nhập học lớp 6 của một thanh niên đã 27 tuổi. Do Phụng không còn độ tuổi theo học cấp II nên nhà trường từ chối tiếp nhận, đồng thời hướng dẫn Phụng đến huyện xin học hệ bổ túc. Song, cũng có người nghĩ rằng Phụng có vấn đề về tâm thần nên không quan tâm đến nữa. Phụng bèn vào thẳng lớp 6, xin các em nhỏ cho một chỗ ngồi rồi năn nỉ cô giáo chủ nhiệm Lê Thị Mai đừng đuổi ra ngoài.

Phụng nói: “Em xin học dự thính để không quên chữ đã học hồi tiểu học (đã tốt nghiệp tiểu học), nếu cô đuổi thì chữ nó bỏ em mà đi”. Thấy Phụng quyết tâm theo học, cô giáo chủ nhiệm bảo viết cam kết “không được phát biểu, không cần giáo viên chấm điểm, chỉ được nghe giảng để bổ sung kiến thức”. Lúc đầu, Phụng được cô giáo chủ nhiệm bố trí ngồi học ngoài cửa sổ, sau đó cho phép vào ngồi cùng với học sinh của cô.

Phụng kể lại, 15 năm trước, do nhà quá nghèo, sau khi tốt nghiệp tiểu học, phải bỏ học để phụ việc đồng áng với cha mẹ. Không chỉ có Phụng mà 4 anh em khác cũng phải nghỉ học ở lớp 5. Năm tháng trôi qua, Phụng cảm thấy chữ nghĩa không còn ở với mình nhiều nên quyết tâm trở lại trường. Phụng không nghĩ đến việc có bằng cấp mà chỉ mong đừng quên chữ và mở mang thêm kiến thức mà thôi.

Mở lớp phổ cập cho học sinh đặc biệt
Thấy Phụng quyết tâm theo học, chấp hành tốt nội quy nhà trường và tiếp thu bài vở nhanh, Ban Giám hiệu Trường THCS Bình Hiệp báo cáo với Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa về trường hợp đặc biệt này. Đồng thời, Hiệu trưởng Trần Vĩnh Viễn cũng có văn bản xin Phòng Giáo dục huyện Mộc Hóa cho mở lớp phổ cập THCS để giúp Phụng học hành đến nơi đến chốn.

Ông Viễn nói: “Nếu trên chấp nhận thì bài vở của Phụng sẽ được kiểm tra, chấm điểm như những học sinh khác ngay trong năm học này”. Theo nguồn tin từ Phòng Giáo dục Mộc Hóa, chuyện hợp thức hóa việc học tập của Phụng chỉ còn là vấn đề thời gian. Vì đây là một tấm gương hiếu học ở vùng biên giới cần được phát huy.

Theo Hoàng Hùng (NLĐ) (15/11/08)

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2008

Mừng sinh nhật lần thứ 77 của Đức Cha Phaolô

« Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng »
Phan Thiết 11/11/2008. Mừng sinh nhật lần thứ 77 của Đức Cha Phaolô, Giáo Phận Phan Thiết.
Sáng nay tại nhà thờ Chính Tòa Phan Thiết, Linh Mục đoàn, đại diện Tu sĩ Nam Nữ các dòng tu, Chủng sinh, các đoàn thể và giáo dân đã cùng với Đức Cha Phaolô đồng tế thánh lễ mừng sinh nhật lần thứ 77 của ngài. Đáp lời chúc mừng của Đức Ông Tổng Đại Diện, Đức Cha Phaolô cảm động tạ ơn Chúa vì sức khỏe Chúa ban trong thời gian qua để làm việc cho Ngài. Chia sẻ Lời Chúa trong thánh lễ, Đức Cha giúp phân định hai thái độ. Một là thái độ của nhóm Biệt Phái, họ luôn làm việc vì mình. Hai là thái độ vì Chúa và các linh hồn : đó là thái độ của người môn đệ theo gương Chúa Giêsu đến để phục vụ và hiến mạng sống cho muôn người. Người môn đệ phải có thái độ khiêm tốn thấy tất cả đều là hành động của Chúa qua cuộc sống và công việc của mình. « Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng ».
Thánh Martinô là mẫu gương sáng của người môn đệ. Sau khi gặp Chúa qua việc cắt đôi chiếc áo của mình chia sẻ cho người đói rét bên đường, Ngài từ bỏ binh nghiệp, lập các đan viện, chăm lo việc phục vụ Chúa, rồi sau làm giám mục tận tình chăm sóc các linh hồn. Đời người môn đệ là một đời vì Chúa và các linh hồn.
Nguyện chúc cho Đức Cha Phaolô đầy tràn sức khỏe, hạnh phúc nhận ra Chúa quyền năng đang đồng hành với ngài trên con đường rao giảng « Tin mừng cho người nghèo khó ».
Thảo Hương

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2008

NGƯỜI KHÔNG TAY CHÂN

Câu chuyện chiều thứ bảy
Nick và một em bé đến xem anh diễn thuyết -

Thử tưởng tượng trên chiếc bàn có bức tượng bán thân không tay chân. Ánh mắt của bức tượng găm vào người đối diện, rồi bỗng nó nhúc nhích, mỉm cười, khiến một cảm giác rờn rợn chạy dọc sống lưng. Đó là cảm giác của nhiều người từng tham dự những buổi diễn thuyết của Nick Vujicic, chàng trai quê Brisbane (Úc).
Nick chào đời một ngày đầu tháng 12-1982. Mẹ anh đã ngất khi nhìn thấy đứa con chỉ có đầu, mình và một mỏm cụt mọc ra từ hông trái với hai ngón nhỏ. Khi tỉnh lại, bà và chồng ứa nước mắt khi thấy đứa trẻ ngoài việc khiếm tứ chi vẫn ngọ ngoậy và khóc váng như những trẻ khỏe mạnh bình thường. Bằng tình thương vô hạn, cha mẹ Nick đã đưa anh từng bước vào đời.
Khi Nick đến tuổi đi học, cha mẹ gửi anh đến trường dành cho những trẻ khỏe mạnh bình thường. Từ cái mỏm cụt bên hông, hai người gắn cho Nick một cánh tay đặc biệt để con có thể cầm nắm, đánh răng, viết, gõ máy tính và hòa nhập xã hội. Những năm đầu tiên, cậu bé không tay chân luôn được đặt trong xe lăn và phải nhờ người khác đẩy đi. Những đứa trẻ khác chỉ trỏ vào cậu, nói những lời vô tâm và cười phá khiến Nick chỉ muốn tan biến đi trên cõi đời này.
Năm lên tám, Nick toan tự tử nhưng được cứu sống. Trải qua một số biến động khác, Nick nhận ra không ai khác ngoài bản thân có thể giúp mình trở nên bình đẳng với mọi người. Cậu bình tâm lại và quyết học thật giỏi. Những năm trung học sau đó, các học sinh khác bắt đầu nhìn Nick với vẻ ngưỡng mộ vì thành tích học tập của Nick rất đáng nể.
Năm 17 tuổi, cuộc đời Nick mở sang bước ngoặt khác bởi một sự kiện đáng nhớ. Nick được mời đi nói chuyện về quá trình phấn đấu của bản thân và nhận ra anh không chỉ có thể sống bình thường mà còn có ích hơn thế. Những người đến nghe Nick ngày càng đông. Anh trở thành một trong những diễn giả qui tụ nhiều người nghe nhất ở Úc và được mời diễn thuyết ở nước ngoài nhiều nhất.
Với thanh niên, anh kể về kinh nghiệm "chiến đấu" với những lần bị bắt nạt ở trường, về những việc mình đã làm, những điều anh suy nghĩ. Với những người mất hoặc không có tay, anh chia sẻ phương pháp "giậm gót và ngón chân" do anh tự nghĩ ra để đánh máy cho nhanh. 21 tuổi, Nick đĩnh đạc vào đời với tấm bằng cử nhân thương mại chuyên ngành hoạch định tài chính và kế toán.
"Khi thế giới nói bạn là một sự thất bại, hãy nghĩ rằng Thượng đế có một kế hoạch cho bạn. Rằng những bài học mà bạn tự rút ra ít nhiều sẽ có ích cho người khác!". Từ nhiều năm nay, Nick Vujicic đã trở thành giám đốc tổ chức phi chính phủ "Sống không tứ chi" ở Úc. như bao người lành lặn, anh cũng vạch kế hoạch cuộc đời. Kế hoạch cho năm tới là có thể độc lập tài chính nhờ kinh doanh bất động sản, thiết kế một chiếc xe hơi riêng, trở thành khách mời trong chương trình của Oprah Winfrey và hoàn tất quyển sách Không tay, không chân, đừng lo lắng! hứa hẹn nhiều chi tiết cảm động!
THỦY TÙNG

Nick trong một lần diễn thuyết -
"Người không tay chân" đã viết trên blog (ở trang web http://vietbao.vn/vn/trang-ngoai/http://www.myspace.com/lifewithoutlimbs/vivavietnam.net/ ) về lần diễn thuyết vòng quanh các nước Singapore, Indonesia, Campuchia và Mỹ vào tháng 7-2007: "Giờ giấc thật sít sao! Tôi chỉ có thể tranh thủ năm phút để cập nhật tình hình cho bạn. Nói chuyện với khoảng 120.000 người, truyền hình trực tiếp cho 40 triệu khán giả. Được cảnh sát hộ tống, di chuyển bằng trực thăng... Riêng ở Indonesia phải tới năm thành phố, trong vòng 10 ngày có 22 cuộc gặp gỡ. Nơi đông người nghe nhất có lẽ khoảng 20.000 người...".
Còn tại Campuchia, anh viết: "Chúng tôi đã đến Campuchia tham dự chương trình tài trợ chính thức cho 30 trẻ khuyết tật. Đó chỉ là bước khởi đầu. Tôi đã nói chuyện với 1.600 người khuyết tật và xúc động mãnh liệt khi biết nhiều người trong số họ bị gia đình từ chối và chính phủ bỏ rơi như thế nào. Tôi hi vọng sang năm sẽ có thể trở lại đây để thành lập một quĩ hỗ trợ người khuyết tật".

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2008

TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT THĂM HỎI ĐỒNG BÀO BỊ NẠN LỤT

VietCatholic News (Thứ Tư 05/11/2008 01:13)
HÀ NỘI NGẬP NGÀY THỨ 5 – TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT THĂM HỎI ĐỒNG BÀO BỊ NẠN LỤT
.........
Còn gì dã man hơn lòng người khi cướp luôn cả miếng cơm khi đói của những nạn nhân được người khác chia sẻ? Những kẻ táng tận lương tâm đó đã để lại trong lòng người dân những nỗi chán chường và việc nhường cơm sẻ áo, có khi chỉ còn là chuyện của dĩ vãng về mối quan tâm mội người, một truyền thống đạo đức tốt đẹp.
.......
một chị hàng xóm nổi nóng. “Từ nay, đừng có nói chuyện cứu trợ lụt bão cái con mẹ gì nữa nhé, cứu trợ nạn nhân lụt lội hay cứu trợ cho cán bộ”? Một cụ già ấm ức “trách gì những vùng đồng bào vùng sâu, vùng xa không bao giờ được chút cứu trợ cũng chẳng có gì lạ. Ngay giữa thủ đô này thôi, bây giờ hàng cứu trợ được cấp cho cán bộ chứ chẳng cần biết nạn nhân là ai”
.............
Chiều nay, Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã đến Làng Tám, thuộc phường Giáp Bát để thăm các nạn nhân sau khi Ngài đã đi qua thăm trường Bế Văn Đàn, nơi có một học sinh đã chết đuối ngay giữa lòng Thủ đô.
...............
Đọc toàn bộ bản văn ở đây

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2008

Dâng hoa cuối tháng Mân Côi

Đội tung hoa

Đội dâng hoa

Kết thúc dâng hoa kính Đức Mẹ bằng phép lành Mình Thánh Chúa

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2008

Chia buồn với Cẩm Nhung

Anh chị em Huynh Trưởng đến thăm viếng và chia buồn với bạn Cẩm Nhung,
Ông GIUSE LÊ MINH TÂM, ba của Cẩm Nhung vừa được Chúa gọi về.


Linh cửu ông Giuse, ba của Cẩm Nhung


Kinh nguyện

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2008

Thiếu Nhi Thánh Thể họp mặt Ban Nghiên Huấn Giáo Phận

Từ chiều thứ Hai, ngày 20.10.2008 đến trưa thứ Ba ngày 21.10.2008, Ban Nghiên Huấn Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam của giáo phận Phan Thiết họp mặt tại nhà thờ giáo xứ Rạng, với mục gặp gỡ, hội thảo, chia sẻ và hoạch định cho chương trình sinh hoạt phong trào. Đồng thời, dịp này cũng thăng cấp cho 11 Huynh Trưởng Cấp III.



Thứ Năm, 16 tháng 10, 2008

Mắt Rồng, truyện kỳ ảo

Mời các bạn đọc câu truyện kỳ ảo mang tựa đề MẮT RỒNG của tác giả Kaza Kingsley, nói về một cậu bé 12 tuổi, có một con mắt bằng thuỷ tinh và trong đầu có một tiếng nói lạ, luôn sai bảo cậu làm những việc lạ lùng.
Một ngày kia tỉnh dậy, Erec thấy mẹ mình biến mất, chỉ để lại cặp kính thần trong nhà tắm.
Cùng với cô bạn bụi đời Bêthany, Erec đi tìm mẹ. cả hai lọt vào xứ Thần Quốc và buộc phải tham gia những cuộc thi đầy ma thuật và nguy hiểm…..mời bạn nhấn chuột vào sách để đọc truyện.

Biểu tình dữ dội ở Melbourne, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của CSVN đi cửa sau

Hàng ngàn người Việt và Úc đã tham gia vào cuộc biểu tình tại Melbourne sáng thứ Ba 14/10/2008. Những người biểu tình được tin “tình báo” cho biết ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ xuất hiện tại khu vực đường Collins trong khu trung tâm thành phố Melbourne vào lúc 11h sáng. Từ 10 giờ sáng đông đảo người biểu tình đã có mặt trong khu vực dành cho các công sở. Xem tiếp...

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2008

Trao Khăn Huynh Trưởng

Sáng nay (12.10.2008), trong thánh Lễ Thiếu Nhi, Cha Chánh Xứ trao khăn Huynh Trưởng cho 16 Dự Trưởng, để các anh chị chính thức là Huynh Trưởng trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam, Giáo Phận Phan Thiết, Giáo Xứ Chính Toà.

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2008

Đọc Kinh Kính Mừng bằng tranh


Kính mừng Maria,


Đầy ơn phúc.




Đức Chúa Trời ở cùng Bà.



Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ,



Và Giêsu, Con lòng Bà gồm phúc lạ.





Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời,





Cầu cho chúng con là kẻ có tội


khi này và trong giờ lâm tử.


Amen.

Khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục bàn về Lời Chúa



Đức Beneđictô XVI đọc chương đầu sách Sáng Thế trên truyền hìnhVào lúc 9 giỡ 30 sáng Chúa Nhật hôm qua, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành để khai mạc khoá họp thường lệ lần thứ XII của Thượng Hội đồng Giám mục, bàn về Lời Chúa trong Đời sống và Sứ mạng của Giáo hội. Đây là lần đầu tiên Thượng Hội đồng Giám mục được khai mạc tại Đền thờ Thánh Phaolô, và có lý do của nó: một đàng vì chúng ta đang trong năm thánh kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của ngài, và đàng khác, vị Thánh Tông đồ đã hiến trọn cuộc đời cho việc rao giảng Lời Chúa, và trở nên tấm gương cho Giáo Hội. Cùng đồng tế với Đức Bênêđictô XVI là các nghị phụ và các cộng sự viên: 52 hồng y, 14 giám mục thuộc các Giáo hội Đông phương, 45 tổng giám mục, 130 giám mục, 85 linh mục (gồm các nghị phụ cũng như các chuyên viên). Các lời nguyện và bài đọc Sách Thánh trích từ bài lễ Chúa Nhật XXVII Thường niên. Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ 30, và Đức Thánh Cha trở về Vatican để chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin. Trong bài huấn dụ, ngài đã giải thích ý nghĩa của cơ quan Thượng Hội đồng Giám mục, được thành lập năm 1965, nhằm thắt chặt sự thông hiệp giữa hàng giám mục thế giới với vị kế nhiệm Thánh Phêrô, qua việc thông tin và bàn luận về những vấn đề quan trọng của Giáo Hội. Bên thềm phiên họp lần này bàn về Lời Chúa, Đức Thánh Cha cũng nói đến một dự án do Đài Truyền hình RAI của Italia khởi xướng với nhan đề “đọc Kinh Thánh ngày đêm”, bắt đầu từ 7 giờ chiều Chúa Nhật hôm qua, với chương đầu tiên của sách Sáng Thế do chính ngài đọc, và kéo dài trong vòng 139 giờ, cho đến 1 giờ 25 trưa thứ bảy sắp tới, với sự tham gia của gần 1.200 người, thuộc 50 quốc gia. Nhờ đài truyền hình, truyền thanh cũng như internet, Kinh Thánh sẽ được mang đến các gia đình. Trước hết, chúng tôi xin dịch nguyên văn bài huấn dụ trước khi đọc Kinh Truyền Tin, và tiếp đến, chúng tôi sẽ tóm lược bài giảng Thánh lễ.Anh chị em thân mến,Sáng nay, với Thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, khoá họp thường lệ lần thứ XII của Thượng Hội đồng Giám mục đã được khai mạc. Thượng Hội đồng sẽ tiếp diễn ở Vatican trong vòng 3 tuần lễ, bàn về đề tài: “Lời Chúa trong Đời sống và Sứ mạng của Giáo Hội”. Anh chị em đã biết giá trị và chức năng của Thượng Hội đồng Giám mục, gồm các đại biểu của toàn thể hàng giám mục, và được triệu tập để mang lại cho vị kế nhiệm Thánh Phêrô sự trợ giúp hữu hiệu, qua việc biểu lộ và củng cố mối dây thông hiệp của Giáo Hội. Đây là một cơ quan quan trọng, do vị tiền nhiệm của tôi là Đức Phaolô VI thiết lập vào tháng 9-1965 (Tự sắc Apostolica sollicitudo), trong giai đoạn chót của Công đồng Vatican II, nhằm thực thi một quyết nghị hàm chứa trong sắc lệnh về tác vụ giám mục (Christus Dominus, số 5). Mục tiêu của Thượng Hội đồng Giám mục là: cỗ vũ sự hợp nhất và hợp tác giữa giáo hoàng và các giám mục trên khắp thế giới; cung cấp những thông tin trực tiếp và chính xác về tình hình và những vấn đề của Giáo Hội; đẩy mạnh sự hoà hợp về đạo lý và hoạt động mục vụ; đối diện với những đề tài có tầm quan trọng và hiện đại. Những chức năng này được phối hợp nhờ Văn phòng Tổng Thư ký, đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Giám mục Rôma.Chiều kích “Hội đồng” là một yếu tố cấu thành của Giáo Hội, được quy tụ từ khắp mọi dân tộc và văn hoá để trở nên một trong Chúa Kitô, và đi theo Người là “đường, sự thật, sự sống” (Ga 14,6). Thực vậy, danh từ synodos gốc Hylạp gồm bởi giới từ syn (nghĩa là cùng nhau) và odos (nghĩa là đường), gợi lên ý tưởng là “cùng đi, đồng hành”, và đây là kinh nghiệm của Dân Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ. Ở khoá họp thường lệ khai diễn hôm nay, sau khi đón nhận ý kiến của nhiều người, tôi đã chọn đề tài “Lời Chúa” để đào sâu trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội, dưới viễn tuợng mục vụ. Công cuộc chuẩn bị đã được tham gia rất là sâu rộng từ các Giáo Hội điạ phương trên khắp thế giới. Họ đã gửi những góp ý về Văn phòng Tổng Thư ký, và Văn phòng đã soạn thảo tài liệu làm việc, dựa theo đó, 253 nghị phụ (51 Phi châu, 62 Mỹ châu, 41 Á châu, 90 Âu châu, 9 Đại dương châu) sẽ trao đổi ý kiến, với sự góp phần của nhiều chuyên viên và dự thính viên, nam nữ, cũng như những “đại biểu huynh đệ” của các Giáo Hội và vài thượng khách.Anh chị em thân mến, tôi xin mời tất cả hãy nâng đỡ các công việc của Thượng Hội đồng bằng lời cầu nguyện, cách riêng qua việc nài xin sự chuyển cầu của đức Trinh Nữ Maria, người môn sinh tuyệt hảo của Lời Chúa.Như đã nói trên, các bài đọc Sách Thánh của Thánh lễ khai mạc Thượng Hội đồng được trích từ bài lễ Chúa Nhật XXVII Thường niên, với bài Tin Mừng thuật lại dụ ngôn về những tá điền bất nhân. Phần chính của bài giảng đã dựa trên dụ ngôn đó. Trước hết, khi nghĩ đến những tá điền đã giết hại các kẻ được ông chủ sai đến để thu lượm kết quả, Đức Thánh Cha tự hỏi: phải chăng điều này cũng đang xảy ra vào thời đại chúng ta, khi con người không những không đếm xỉa đến luật lệ của Thiên Chúa, mà còn muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời sống? Chúng ta đang chứng kiến nhiều quốc gia trước đây nổi bật về nếp sống đạo và phong phú ơn thiên triệu, nhưng ngày nay đã trở nên nguội lạnh. Hơn thế nữa, có những người tuyên bố “Thượng đế đã chết rồi” và họ tự phong mình làm “Thượng đế”, làm bá chủ định mạng và thế giới, tự ý tung hoành, muốn làm bất cứ điều gì theo sở thích. Tuy nhiên, khi con người loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời, thì liệu nó có được hạnh phúc hơn không? Khi con người tự xưng làm chủ vận mệnh và lịch sử, thì liệu họ có kiến tạo được một thế giới tự do, công lý hoà bình không? Hay là ngược lại, thế giới này đang ở dưới sự thống trị của bạo lực, ích kỷ, bóc lột.Dù sao, sứ điệp của bài Tin Mừng mang lại một tia hy vọng: vườn nho sẽ không bị huỷ diệt. Thiên Chúa không bỏ rơi vườn nho của mình. Ngài để cho các tá điến bất chính bị cuốn trôi theo ý đồ đen tối của chúng, nhưng Ngài đã gọi những người khác trung thành để vào vườn nho của mình. Chúa Giêsu là ví mình là “cây nho đích thực”, và ban cho những ai tháp nhập vào với mình được hưởng sự sống dồi dào. Người đã bị sát hại, nhưng Người đã sống lại: sự ác không phải là lời cuối cùng, nhưng chính Đức Kitô mới là lời hằng sống. Giáo Hội có trọng trách rao giảng Tin Mừng đó, theo gương Thánh Phaolô. Dĩ nhiên, trước đó, các tín hữu phải tự cảnh giác, làm sao để cho Lời Chúa phát sinh hoa trái trong cuộc sống của mình, qua việc chăm chú lắng nghe Lời Chúa và để cho Lời Chúa biến đổi cuộc sống của mình. Kế đó, Giáo Hội cần phải rao truyền Lời Chúa cho thế gới hôm nay, khi mà còn biết ban dân tộc chưa biết Chúa Kitô.Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha cũng nêu bật rằng các tín hữu cần được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa cũng như bởi Mình Thánh Chúa, như Công đồng Vatican II đã viết. Xin Đức Mẹ Maria giúp cho chúng ta biết lưu giữ Lời Chúa nhờ việc suy niệm trong tâm hồn.
Bình Hoà
Nguồn: Radio Vatican

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2008

khai mạc Trại Huấn Luyện Dự Trưởng

Tối nay, ngày 04.10.2008, khai mạc Trại Huấn Luyện Dự Trưởng


Trước giờ khai mạc trại, viếng Thánh Thể và cha xứ ban huấn từ


Dựng trại , và còn nhiều hình khác nữa…

BÍ MẬT FATIMA

BI MẬT THỨ NHẤT:
Ðức Bà cho chúng con thấy một biển cả lửa hồng dường như ở dưới mặt đất. Chìm ngập trong lửa này là quỷ dữ và các linh hồn dưới hình thể con người, giống như những cục than hồng trong suốt, đen đủi hoặc xám xịt. Họ nổi lên trong đám cháy, bị các ngọn lửa nâng lên cao, những ngọn lửa này phát ra từ thân mình họ cùng với một đám khói lớn. Họ lại rớt xuống mọi phía, giống như những tia lửa trong một đám cháy lớn, vô trọng lượng hoặc mất thăng bằng, và giữa những tiếng la hét và rên rỉ vì đau đớn và tuyệt vọng, làm kinh khiếp chúng con và làm chúng con run lên vì sợ hãi. Các quỷ dữ có thể được phân biệt do các hình thù gây kinh hãi và ghê tởm, giống như những con vật khủng khiếp và chưa bao giờ thấy, tất cả đều đen đủi và trong suốt. Thị kiến này kéo dài một lúc. Làm sao chúng con có thể bày tỏ lòng biết ơn cho xứng với Mẹ yêu dấu trên trời của chúng con, Ðấng đã báo trước cho chúng con trong lần Hiện ra thứ nhất khi hứa rằng Ngài đem chúng con về trời. Bằng không, con nghĩ rằng chúng con sẽ chết điếng vì sợ hãi và kinh khiếp.

BI MẬT THỨ HAI:
Sau đó mắt chúng con hướng về Ðức Bà. Ngài hết sức âu yếm và buồn bã nói với chúng con: “Chúng con đã thấy hoả ngục, nơi mà các linh hồn tội lỗi đáng thương đi vào. Ðể cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm. Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được cứu và sẽ có hoà bình. Chiến tranh sẽ kết thúc: nhưng nếu dân chúng không ngừng xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến tranh tồi tệ sẽ xảy ra trong triều Giáo hoàng của đức Piô XI. Khi chúng con thấy một đêm tối được chiếu sáng bởi một ánh sáng chưa từng biếât, chúng con hãy biết rằng đó là dấu chỉ lớn lao mà Thiên Chúa ban cho các con để biết rằng Người sắp trừng phạt thế gian vì những tội ác của nó, bằng chiến tranh, đói kém, và những bách hại đối với Hội Thánh và Ðức Thánh Cha. Ðể tránh điều này, Mẹ sẽ xin hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, và Hiệp thông đền tạ vào ngày Thứ Bảy đầu tháng. Nếu lời cầu xin của Mẹ được chấp nhận, Nước Nga sẽ hoán cải, và sẽ có hoà bình; nếu không, nó sẽ phổ biến những lầm lạc trên khắp thế giới, gây nên những chiến tranh và bách hại cho Hội Thánh. Những kẻ lành sẽ bị giết hại; Ðức Thánh Cha sẽ đau khổ nhiều; nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt. Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ toàn thắng. Ðức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, và nó sẽ được hoán cải, và một giai đoạn hoà bình sẽ được ban cho thế giới”.


BI MẬT THỨ BA:
Sau hai phần mà con đã giải thích, phía bên trái của Ðức Bà và cao hơn một ít, chúng con đã thấy một Thiên thần cầm một thanh gươm bằng lửa nơi tay trái; nó lấp lánh và phát ra những tia lửa dường như sẽ đốt cháy thế gian; nhưng chúng tắt ngúm khi chạm đến ánh quang chiếu toả từ tay phải của Ðức Bà hướng về trần gian: chỉ về trái đất bằng tay phải, Thiên thần lớn tiếng thốt lên: ‘Ðền tội, Ðền tội, Ðền tội!'. Và chúng con thấy trong một luồng sáng lớn là Thiên Chúa: ‘một cái gì tương tự như cách người ta xuất hiện trong một tấm gương khi người ta đi ngang qua’ một Giám mục bận đồ trắng ‘chúng con có cảm nhận đó chính là Ðức Thánh Cha’. Các Giám mục, các Linh mục, các tu sĩ nam nữ khác leo lên một ngọn núi dốc thẳng, trên đỉnh núi có một Thánh giá lớn làm bằng thân cây thô nhám như thể của một cây bần với vỏ cây; trước khi đến đó, Ðức Thánh Cha đi qua một thành phố lớn, một nửa bị tàn phá và một nửa rung chuyển, với bước chân nghiêng ngả, buồn khổ vì đau đớn và ưu phiền, ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những thân xác ngài gặp trên đường; khi đã lên đỉnh núi, quỳ dưới chân Thánh giá lớn, ngài đã bị một nhóm lính giết hại bằng đạn và mũi tên, và cùng một cách thức như thế các Giám mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ khác, và các người giáo dân thuộc mọi giai cấp và địa vị xã hội khác nhau lần lượt bị giết hại. Bên dưới hai cánh tay của Thánh giá có hai Thiên thần, mỗi vị cầm trong tay một chiếc bình bằng pha lê, trong đó các ngài hứng máu của các vị Tử đạo và với máu đó các ngài rảy trên các linh hồn đang tiến về Thiên Chúa.
Mệnh Lệnh Ðức Mẹ Fatima:
Năm 1917, khi hiện ra với ba trẻ nhỏ ở Fatima, Ðức Mẹ đã truyền dạy phải thực hiện 3 mệnh lệnh Fatiam để cứu nhân loại và cức các linh hồn khỏi lửa luyện ngục. Ba Mệnh lệnh đó là:
1. Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống 2. Tôn sùng Trái Tim vẹn sạch Ðức Mẹ 3. Lần Chuỗi Mân côi

Năm Toàn Xá cho Giáo Phận Phan Thiết

TOÀ ÂN GIẢI TỐI CAO
Prot.N.523/08/I


SẮC LỆNH

Toà Ân Giải Tối Cao, để thêm lòng đạo đức cho các tín hữu và ơn cứu rỗi cho các linh hồn, do quyền hạn đã được ban một cách rất đặc biệt trong Chúa Kitô là Cha và là Chúa chúng ta, cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, do sự quan phòng của Thiên Chúa, qua thỉnh nguyện mới đệ đạt của Đức Giám Mục đáng kính Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết, nay quyết định mở kho tàng Giáo Hội trên trời mà sẵn lòng ban Ơn Toàn Xá, với những điều kiện thông thường ( xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng ) theo như lễ nghi đã chỉ định cho các tín hữu thật lòng thống hối tại chính Trung Tâm Thánh Mẫu TàPao, Ơn Toàn Xá này cũng có thể chỉ cho các linh hồn nơi luyện ngục, nếu họ sốt sắng tham dự việc cử hành Năm Toàn Xá này hoặc làm các việc đạo đức kính Đức Trinh Nữ Maria TàPao hoặc ít ra trong thời gian thích hợp, họ dục lòng đạo dức mà đọc Kinh lạy Cha, kinh Tin Kính theo công thức hợp pháp nào đó và khẩn cầu cùng Đức Mẹ TàPao:
-trong những ngày 8/12/2008 và 2009 khi long trọng cử hành lễ Khai mạc và Bế mạc Năm Toàn Xá;
-trong các ngày 13 mỗi tháng;
-trong mọi nghi thức phụng tự kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria.
Các người già, các bệnh nhân và mọi người có lý do quan trọng không thể ra khỏi nhà được vẫn có thể lãnh Ơn Toàn Xá này miễn là có lòng thống hối tội lỗi và quyết tâm thi hành trong thời gian sớm nhất ba điều kiện thông thường, nếu họ hiệp thông một cách thiêng liêng vào các việc cử hành Năm Toàn Xá và vào các cuộc hành hương, trong khi dâng lời nguyện và những nỗi khổ đau, những sự khó khăn trong cuộc sống riêng của họ cho lòng nhân từ của Thiên Chúa qua Mẹ Maria.
Sắc lệnh này chỉ có hiệu lực một lần. Triệt tiêu hoàn toàn mọi cản trở.
Ban hành tại Rôma do Toà Ân Giải Tối Cao ngày 28 tháng 7 năm 2008.

JACOBUS FRANCISCUS S.R.E. Hồng Y STAFFORD,
Paenitentiarius Maior.
Joannes Franciscus Girotti, O.F.M. Conv.
Ep. Tit. Metensis, Regens.

(Ấn ký)
(bản dịch của LM Phêrô Nguyễn Hữu Đăng)

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2008

Tâm sự của một cô gái khiếm thính

01/10/2008 15:55
Bạn Cao Thị Hoàng Sa: "Tôi muốn được làm việc và hòa nhập với mọi người" - Ảnh: Như Lịch
Từ Bình Dương, tôi lên TP.HCM học tại trường ĐH Công nghiệp 4. Tốt nghiệp xong, tôi đi làm ở một công ty nhựa.
Song song đó, tôi theo học ngành Công nghệ Hóa học và Thực phẩm - trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Khi đang học năm thứ hai trường ĐH Bách khoa, tôi đổ bệnh. Bác sĩ chẩn đoán là tôi bị sốt siêu vi nên truyền nước biển, tiêm và cho thuốc uống. Vì không có người chăm sóc, mẹ tôi bảo đưa tôi về Bình Dương. Nhập viện ở quê, các bác sĩ chẳng biết bệnh gì cả, chỉ thấy tôi sốt mãi mà không giảm, ăn gì cũng nôn ra hết nên cứ khám bụng tôi hoài. Khi bớt sốt, dù tai không nghe thấy gì nhưng tôi vẫn được cho xuất viện. Về nhà, tôi sốt lại nên mẹ đưa đi Sài Gòn.
Lúc đó tôi chẳng nghe được gì ngoài âm thanh ù ù, rè rè và văng vẳng bài hát Vầng trăng khóc bên tai. Đó là bài hát mà hàng xóm mở suốt khi tôi nằm điều trị bệnh ở nhà. Và nó lởn vởn quanh tai tôi suốt gần 1 năm đằng đẵng. Một số bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng bảo đó là triệu chứng của bệnh điếc và trách gia đình sao đưa tôi đến trễ vậy! Uống đủ loại tây dược, đông dược, làm theo đủ mọi lời mách bảo, bệnh tình tôi vẫn không thuyên giảm. Tôi thấy mình tệ quá vì suốt thời gian dài trước khi bị bệnh, tôi đã không phụ giúp gì, bây giờ lại chất chồng thêm nặng gánh cho mẹ. Thời gian này, người yêu tôi hờ hững nên tôi càng buồn. Hụt hẫng, quẫn chí, tôi đã tự tử một lần, rồi hai lần nhưng tất cả đều không thành.
Mẹ sợ tôi bỏ đi nên đành nhốt tôi lại. Nhiều lần tôi đập đầu vào tường để mình chết đi nhưng lần nào mẹ cũng cố sức ngăn cản. Mẹ viết giấy xin lỗi, nhưng tôi không thèm đọc. Mẹ khóc, tôi suy nghĩ lại... Tôi biết rằng khi tôi đau, mẹ cũng sẽ rất đau. Tôi nói với mẹ rằng, bây giờ con là gánh nặng, là món nợ đời cho mẹ; con chẳng làm được gì hết, chỉ tốn tiền của mẹ! Và mẹ tôi bảo: "Mẹ không cần gì hết, chỉ cần con thôi!". Thế là cả hai mẹ con cùng khóc...
Tôi lên lại TP.HCM để tìm việc làm. Mẹ lo sợ đủ điều cho tôi. Mẹ sợ tôi ra đường sẽ bị xe tông vì không nghe được gì... Tôi được giới thiệu với Chương trình Khuyết tật và Phát triển cũng như Câu lạc bộ Khiếm thính tại TP.HCM. Tôi được 2 bạn khiếm thính là Mai và Dung giúp đỡ. Các bạn ấy rất tốt với tôi, nhưng chúng tôi cũng giận nhau hoài... chỉ vì nói mà không hiểu! Qua người quen và qua quảng cáo trên báo, internet, tôi đã xin việc làm nhưng rồi tôi phải rời những công việc đó, vì nhiều lý do. Có chỗ người ta không phân biệt người khiếm thính, song có chỗ làm tôi thấy tổn thương quá đỗi! Tôi còn nhớ khi thử việc cho một studio cưới, với mức lương 1,2 triệu đồng/tháng (phải ký hợp đồng 1 năm, thời gian làm việc mỗi ngày từ 8 - 21 giờ), sếp khen tôi làm việc hiệu quả. Thế nhưng, chỉ sau 10 ngày, vợ sếp buộc tôi nghỉ việc. Có thể bà ấy ghen vì cho rằng tôi và sếp đang "tán tỉnh" nhau. Thực ra, do tôi không nghe được nên chúng tôi phải viết ra giấy khi cần trao đổi công việc.
Sau mấy bận long đong, hiện tôi là nhân viên thiết kế trong Công ty TNHH Xây dựng và Quảng cáo Duy Bình. Lúc đầu tôi không được nhận cũng vì lý do tôi không nghe được. Tuy nhiên, tôi đã thuyết phục được và sếp đã cho tôi cơ hội đến bây giờ. Ở công ty mới, tôi luôn được giúp đỡ trong công việc cũng như trong đi lại. Tôi được trao đổi với sếp và đồng nghiệp qua chat nên không quá bất tiện. Tôi rất yêu thích việc làm này vì nó phù hợp với tình trạng sức khỏe của tôi. Tôi không chắc là mình có trụ lâu dài được hay không vì công việc rất khó, nhưng mỗi ngày tôi đều cố gắng.
Cũng có những lúc quá mệt mỏi, nản chí, tôi muốn về nhà với mẹ. Tôi muốn được bình yên! Nhưng tôi không thể. Tôi phải làm việc để thấy mình còn có ích. Tôi không muốn thua kém bạn bè. Tôi không muốn mọi người nhìn tôi bằng ánh mắt thương hại nữa...
N.L(Ghi theo lời kể của bạn Cao Thị Hoàng Sa - thành viên Câu lạc bộ Khiếm thính TP.HCM)

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2008

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2008

Mừng bổn mạng Cha Phó



Ban Giúp Lễ mừng bổn mạng Cha Phó




Chiếc bánh kem của các Huynh Trưởng đấy




Tối hôm nay, 27.09.2008, sau khi tập hát, Ca đoàn thiếu nhi cùng với Dì phụ trách ca đoàn, chúc mừng bổn mạng Cha Phó, thánh Micae Tổng Lãnh Thiên Thần, mang theo hoa, quả và cả tâm hồn ca hát.

Khai mạc trại Huynh Trưởng Cấp 1

Sáng Chúa Nhật, ngày 21.09.2008, Cha Chánh Xứ cùng với Cha Tuyên Úy, các Trợ Úy và Ban chấp hành xứ đoàn Maria, khai mạc Trại Huynh Trưởng cấp 1 cho 19 Dự Trưởng giáo xứ Chính Tòa – Phan Thiết, để các Dự Trưởng được huấn luyện và được thăng cấp lên Huynh Trưởng.

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2008

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2008

Một biến cố độc nhất vô nhị trong lịch sử Giáo Hội

Một biến cố độc nhất vô nhị trong lịch sử Giáo Hội:Trong một năm:3 vị Giáo Hoàng, 2 lần triệu tập Cơ Mật Viện, 1 cái chết gây nghi vấnCách đây đúng 30 năm về trước, vào năm 1978 đã xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo một biến cố độc nhất vô nhị, đó là: • ba vị Giáo Hoàng liên tiếp kế vị nhau, • hai lần các ĐHY trên khắp thế giới đã được triệu tập về Roma tham dự Cơ Mật Viện để bầu Tân Giáo Hoàng, • và sự kiện băng hà quá đột ngột của ĐGH Gioan Phaolô I đã tạo cơ hội cho các dư luận thế giới đặt nghi vấn.ĐGH Phaolô VI. ĐGH Gioan Phao I. ĐGH Gioan Phaolô II1) Đức Phaolô VIVào giữa tháng 7 năm 1978, khi ĐGH Phaolô VI lên đường đi nghỉ hè tại Castelgandolfo, có lẽ ngài đã biết trước được cuộc hành trình trần thế của mình đã sắp sửa kết thúc khi ngài tâm sự với bộ trưởng Nội Vụ của ngài là ĐHY Giuseppe Capriô: «Ta không biết có trở lại nữa hay không … và Ta sẽ trở lại bằng cách nào.» Ngày 2.08.1978, ngài còn xuất hiện trong cuộc yến kiến chung ngay trong sân nội của dinh Castelgandolfo. Sau đó là ngài bị lên cơn sốt dữ dội trong suốt hai ngày liên tiếp. Vì thế Kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật bị bãi bỏ và dư luận càng xôn xao. Trong khi đó cơn sốt càng lên cao, còn huyết áp lại hạ xuống quá thấp, và với tuổi 80, Đức Phaolô VI không còn sức để cầm cự với cơn bệnh nữa. Và Vatican đã thông báo cho toàn thế giới: «Vào lúc 21g40 ngày Chúa Nhật, 6.08.1978, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã an nghỉ trong Chúa.»Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, Đức Phaolô VI được mệnh danh là vị «Giáo Hoàng của Công Đồng». Thực ra Đức Gioan XXIII đã triệu tập và khai mạc Công Đồng chung Vatican II. Nhưng chính Đức Phaolô VI mới là người điều khiển và kết thúc tốt đẹp Công Đồng quan trọng này. Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng với tước hiệu Phaolô VI vào ngày 21.6.1963, ĐHY Giovanni Battista Montini giữ chức bộ trưởng Bộ Nội Vụ của Vatican.Đức Phaolô VI hướng dẫn hướng đi của Công Đồng là mở cửa Giáo Hội thông ra với thế giới. Là vị Giáo Hoàng đầu tiên của thời đại mới hậu Công Đồng, Đức Phaolô VI đã khởi đầu các cuộc tông du đến với các Giáo Hội Công Giáo địa phương ở khắp nơi trên thế giới. Ở Giê-ru-sa-lem, ngài đã cùng với Đức Thương Phụ Athenagoras thành Constantinople khởi động công cuộc xích lại gần nhau giữa các Giáo Hội Kitô giáo đang bị phân ly từ hàng thế kỷ qua. Chính ngài cũng tìm cách mở rộng mối quan hệ với các tôn giáo khác. Về lãnh vực chính trị, khi thế giới được chia ra làm khai khối liên kết chống đối nhau rõ rệt bằng một cuộc chiến tranh lạnh đầy đe dọa, Đức Phaolô VI đã nổ lực đưa ra một đường lối ngoại khôn khéo mềm dẽo với mục đích nhằm mang lại cho các Kitô hữu đang sống bên kia bức màn sắt dưới chế độ cộng sản vô thần một chút không khí nhẹ nhàng dễ thở hơn. Dĩ nhiên, đường lối ngoại giao mềm dẽo cần thiết như thế với các chế độ cộng sản ở Đông Âu đã không tránh khỏi những phê bình chỉ trích của một số nhà chính trị phía khuynh hữu.Còn việc áp dụng các quyết định của Công Đồng vào đời sống cụ thể của Giáo Hội, người ta có thể nói là đầy vất vả. Là người vốn có bản tính hay do dự, Đức Phaolô VI thường đã rơi vào tình trạng «tiến thoái lưỡng nan» giữa các khuynh hướng đối kháng nhau trong Giáo Hội vào lúc bấy giờ của những người chủ trương canh tân cải tổ và của những người chủ trương duy trì bảo thủ. Nhưng bầu không khí phê bình chống đối mạnh mẽ trong cũng như ngoài Giáo Hội thực sự bùng nổ vào năm 1968 khi Đức Phaolô VI cho công bố thông điệp «Humanae Vitae» đề cập đến phẩm giá đời sống con người. Trong bức thông điệp, Đức Phaolô đã minh định rằng các phương tiện hạn chế sinh sản một cách giả tạo là hoàn toàn đi ngược lại chương trình sáng tạo của Thiên Chúa, một điều Người đã khắc ghi vào trong thiên nhiên như một định luật bất khả thay đổi. Và đó là sự thật.Thi hài Đức Phaolô VI đã được di chuyển từ Castelgandolfo về quàn tại đền thờ Thánh Phêrô. Sau đó sáu ngày thì ngài được an táng trong một ngôi mộ đất đơn sơ ngay dưới đền thờ Thánh Phêrô.2) Đức Gioan Phaolô IMười chín ngày sau khi Đức Phaolô băng hà, 111 vị Hồng Y trên khắp thế giới đã được triệu tập về Roma tham dự Cơ Mật Viện để bầu Tân Giáo Hoàng. Các tiêu chuẩn được đưa ra để bầu vị Tân Giáo Hoàng vào thời hậu Công Đồng phải là:• người có tinh thần hoà giải, biết can đảm bênh vực những người nghèo khổ và những người bị đàn áp trên khắp thế giới, • người vừa biết mở rộng cửa ra với thế giới và vừa biết tôn trọng các truyền thống và quá khứ cao đẹp và thánh thiêng của Giáo Hội, • người có uy quyền cá nhân, cụ thể và dứt khoát trong hành động cũng như có đặc sủng chuyên biệt,• người có tinh thần hợp tác với các Giám Mục và các thành phần Dân Chúa trên phắp thế giới.Vào lúc bấy giờ, ở bên ngoài tuy khí trời mùa hè đã hạ nhiệt, nhưng trong Cơ Mật Viện, các Đức Hồng Y hiện diện đã phải tuân thủ những điều kiện bầu cử hết sức chặt chẽ và nghiêm khắc. Và cuộc họp của Cơ Mật Viện lần này là một cuộc họp ngắn nhất trong lịch sử, chỉ sau ba vòng bầu trong ngày đầu tiên các Đức Hồng Y đã dồn phiếu cho ĐHY Albino Luciani, Thượng Phụ thành Venise/Ý. ĐHY Albino Luciani đã vâng theo thánh ý Chúa chấp nhận kết quả cuộc bầu cử Giáo Hoàng và lên ngôi kế vị Đức Phaolô VI với tước hiệu Gioan Phaolô I. Đây là một tước hiệu mang ý nghĩa sâu xa: trước hết muốn nói lên ngài là vị Giáo Hoàng của Công Đồng Vatican II với tinh thần canh tân và mở cửa Giáo Hội của hai vị Tiền Nhiệm thánh thiện khả kính của ngài là Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI, những vị Giáo Hoàng đã triệu tập, khai mạc, điều khiển và kết thúc tốt đẹp thánh Công Đồng chung Vatican II. Đức Gioan Phaolô I đã thu phục được cảm tình của dư luận thế giới bằng những bài thuyết giảng đơn sơ, phù hợp với đại chúng và bằng thái độ cử chỉ thân thiện gần gũi của ngài. Vì thế, người ta đã đặt cho ngài biệt danh: «Vị Giáo Hoàng mỉm cười.»Nhưng tiếc thay, Đức Gioan Phaolô I đã đi vào lịch sử Giáo Hội như là vị «Giáo Hoàng 33 ngày». Vâng, vừa lên ngôi Giáo Hoàng mới 33 ngày, chưa kịp thi hành sứ vụ của mình thì Đức Gioan Phaolô I đã đột ngột qua đời. Có lẽ bộ máy hành chánh vĩ đại và vô cùng khó khăn phức tạp của giáo triều Vatican xem ra vượt sức một vị Mục Tử với tâm hồn đơn sơ, dễ thương và nhân hậu như Đức Gioan Phaolô I; thêm vào đó cả mặc cảm bị lẻ loi lạc lõng cũng hằng ám ảnh ngài.Đứng trước cái chết như thế, các nhà văn viết tiểu thuyết với đầu óc tưởng tượng phong phú của họ đã đưa ra những giả thuyết đầy nghi vấn về cái chết đột ngột của Đức Gioan Phaolô I, như ông David Yallup trong cuốn tiểu thuyết của ông với nhan đề là «Im Namen Gottes» - (Nhân danh Thiên Chúa), một cuốn tiểu thuyết đã bán được hàng triệu ấn bản, cho rằng cái chết của Đức Gioan Phaolô I là do bị bỏ thuốc độc. Nhưng đây chỉ là một nghi vấn thiếu kiểm chứng, vì các bác sĩ y khoa đã chứng thực một cách khoa học và khách quan rằng đó cái chết tự nhiên, hậu quả của chứng đau tim.3) Đức Gioan Phaolô IISau khi Đưc Gioan Phaolô I băng hà, dư luận bắt đầu nói đến hiện tượng «trong một năm: hai cơ mật viện, ba vị giáo Hoàng» và cũng vì cái chết đột ngột của Đức Gioan Phaolô I, nên vị Giáo Hoàng kế vị phải là: • người trẻ trung, khoẽ mạnh,• người có khả năng nắm vững được bộ máy hành chánh vô cùng nặng nề phức tạp của giáo triều cũng như các ĐHY làm việc trong đó.Nhưng vì vào lúc bấy giờ không một vị Hồng Y người Ý nào hội đủ được các tiêu chuẩn trên để có thể chiếm được đa số phiếu, các Đức Hồng Y đã nghĩ ngay đến ĐHY Karol Wojtyla mới 58 tuổi, Tổng Giám Mục Krakau/Ba Lan và đã dồn phiếu cho ngài. Vào ngày 16.10.1978, sau 455 năm, lần đầu tiên một vị Hồng Y không phải người Ý đã lên ngôi Giáo Hoàng với tước hiệu Gioan Phaolô II.«Anh chị em đừng sợ! Hãy mở rộng, vâng, hãy tháo bỏ mọi cửa ngõ cho Đức Kitô. Anh chị em hãy dẹp bỏ mọi ranh giới phân chia giữa các quốc gia!» đó là những lời đầy xác tín của Đức Gioan Phaolô II trong bài giảng đầu tiên bằng tiếng Ý của ngài, và qua đó Đức Tân Giáo Hoàng đến từ Ba Lan đã chiếm được con tim của dân chúng Roma.Mặc dù về phương diện tôn giáo và luân lý, Đức Gioan Phaolô II được đánh giá là bảo thủ, nhưng về phương diện ngoại giao, chính trị và xã hội, v.v… ngài lại được đề cao là người thức thời, cởi mở, thông thoáng, hòa đồng và bình dân. Vì thế, ngài đã trở thành «ngôi sao của các phương diện truyền thông». Ngài tổ chức các cuộc tông du trên khắp thế giới, đến với mọi thành phần Dân Chúa ở từng góc cùng ngõ hẻm sang trọng hay bần cùng của các quốc gia. Chính Đức Gioan Phaolô II đã gây nên những tác động quyết định trong sự sụp đổ và giải thể của chế độ độc tài cộng sản ở Liên Sô và các nước Đông Âu.Vào lúc 21g37 ngày 2.4.2005, sau gần 27 năm trên ngôi Giáo Hoàng điều khiển Giáo Hội hoàn vũ một cách quả quyết và xác tín giữa một thời đại đầy thách đố khó khăn với những trào lưu tục hóa, vô thần, bạo động, khủng bố, v.v… không ngừng đe dọa, Đức Gioan Phaolô II đã ra đi vào chốn vĩnh cửu như một kẻ chiến thắng giữa sự thuơng tiếc không nguôi của tất cả mọi người thiện tâm trên khắp thế giới, bất kể tôn giáo, chính trị, màu da, chủng tộc. Và tất cả đều đã nâng cao khẩu hiệu đầy ấn tượng trong ngày an táng của ngài: «Santo sibito!» - Hãy phong thánh cho ngài ngay!
Lm Nguyễn Hữu Thy

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2008

Thánh Lễ An Táng cha Giuse Huynh

Video clip Đoàn xe di quan từ Tòa Giám Mục đến nhà thời Vinh An

Nhấp chuột vào hình để xem thêm

TIỄN BẠN
(Linh mục Giuse Nguyễn Tiến Huynh)

Hôm nay tiễn anh đi
Sử đời anh khép lại
Với anh biết nói gì
Khác nhau hai thế giới.

Hai thế giơi khác nhau
Nhưng cùng một Lẽ Sống
Chẳng chút chi ưu sầu
Nhìn Trời cao lồng lộng.

Thế giới anh vô hình
Thế giới tôi hình thể
Chung nhau một chữ
TìnhLà không còn máu lệ.

Anh về nước Tình Yêu
Tôi quì bên Thánh Giá
Gặp nhau mỗi sáng chiều
Văn bút nào diễn tả.

Chúa gọi, anh cứ đi!
Về Trời Mới Đất Mới
Đừng bận tâm làm gì
Hẹn ngày sau gặp lại!

Phan Thiết, ngày 19 tháng 8 năm 2008
Xuân Ly Băng

Hôn chân Chúa


Muốn kiểm tra xem mình có hình hôn chân Chúa hay không, thì hãy nhấp chuột vào hình trên để mở album.

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2008

Nước Mắt Mẹ Cha

Tôi đã mắc một sai lầm không thể tha thứ. Tôi vi phạm quy chế thi (giở tài liệu) trong kì thi học kì I, môn Toán năm học 2007 - 2008. Tôi bị zê - rô điểm thi và xếp hạnh kiểm yếu. Mọi thứ như sụp đổ dưới chân tôi.
Tôi giấu mình trong cảm giác chán chường, xấu hổ và lo lắng vì sợ khi biết bố mẹ sẽ không sống nổi.
Một tuần sau, bố tôi biết chuyện. Từ bố của thằng bạn hàng xóm. Mẹ khóc đến sưng cả hai mắt và lần đầu tiên tôi thấy bố khóc. Những giọt nước mắt không kiềm được cứ tuôn ra nơi khóe mắt rồi lăn trên gò má gầy rám nắng của bố. Tôi đau lắm, nỗi đau như cắt vào tim gan. Tôi vốn cũng là một học sinh ngoan hiền, học khá, nhưng bây giờ thì... Chuyện này đối với tôi thật quá khủng khiếp. Tôi rất hối hận.
Sang HK II tôi dốc mình vào học, chỉ biết học và học. Đó là cách duy nhất tôi có thể làm bố mẹ vui lòng. Bố mẹ sợ tôi suy nghĩ nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe nên đã không la mắng, cố vui vẻ và an ủi tôi nhiều hơn. Nhìn vào mắt bố mẹ, tôi vẫn thấy một nỗi buồn không thể nói nên lời.
Nhờ bố, nhờ mẹ đã cho tôi thêm nghị lực, cho tôi không mặc cảm để chuộc lỗi.
Từ điểm trung bình môn Toán HK I chỉ 4.5 thì HK II tôi đạt 7.6 kéo điểm trung bình cả năm là 6.6. Các môn khác cũng tiến bộ hẳn. Bố mẹ tôi vui mừng khôn xiết khi biết tin tôi đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Tôi biết rằng đó vẫn chưa là gì so với những điều bố mẹ dành cho tôi.
Cảm ơn bố, cảm ơn mẹ, cảm ơn mái ấm gia đình đã tiếp sức cho con trong những lúc gian nan nhất của cuộc sống. Con nhớ đôi mắt mẹ sưng đỏ, con nhớ giọt nước mắt bố lần đầu tiên rơi vì con. Con yêu bố mẹ nhiều!
NGUYỄN QUỐC VIỆT (Huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam)
Lượt xem:

Free Web Site Counter

Người đang theo dõi blog này

Powered By Blogger