Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

Tuần 17 thường niên năm C


Lời Chúa:
Mt 13,36-43
Bấy giờ, Đức Giêsu bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng
: "Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe." Người đáp: "Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người.Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần.
Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi k
ẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong N
ước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.”

Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời trong nước Cha họ (Mt 13,43)


Suy niệm:
Suy gẫm
1. Ta hãy suy nghĩ về thái độ kiên nhẫn của Chúa đối với những người xấu. Chúa kiên nhẫn vì:
a/ Nhân từ chờ kẻ xấu ăn năn. “Cây lau bị dập Ngài không đành bẻ gẫy, tim đèn leo loét Ngài không nỡ tắt đi”; “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn trở lại và được sống”
b/ Vì tôn tọng tự do mà Ngài đã ban cho mỗi người.
2. Trách nhiệm mỗi người:
a/ Sử dụng tự do để chọn điều tốt;
b/ Tác động lên những người xung quanh để “tranh thủ” lôi họ về phía tốt.
3. Với thời gian, lúa có thể lớn mạnh lấn át cỏ lùng, nhưng đồng thời cỏ lùng cũng có thể lớn mạnh làm chết lúa. Do đó sự kiên nhẫn chờ đợi của Chúa vừa là cơ hội mà cũng là nguy cơ cho mỗi người chúng ta. Hôm nay tôi còn xấu nhưng ngày mai tôi có thể trở thành tốt. Ngược lại, hôm nay tôi tốt nhưng ngày mai tôi có thể trở thành kẻ xấu.
Bởi đó, tôi chớ nên vội đánh giá người khác, và cũng chớ nên tự mãn về mình. Mọi người phải tận dụng thời giờ và cơ hội Chúa để ngày càng trở nên hoàn thiện như Cha trên trời.
4. Một Giám mục chúc mừng một viên quản lý gian hàng điện khí về công việc tốt đẹp của anh. Ngài nói rằng không bao giờ hết ngạc nhiên về khoa điện năng tuyệt vời.
- Đúng, và con cũng chưa bao giờ nghĩ về điều đó mà không ngạc nhiên về sự kiên trì của Chúa.
- Sự kiên trì của Chúa? Anh muốn nói gì?
Ngài có bao giờ tự hỏi sao Đấng sáng tạo phải đợi hàng thế kỷ mới có một vài người khám phá nguồn điện phong phú trong vũ trụ chỉ chờ được sử dụng?
5. “Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như Mặt trời trong nước Cha họ” (Mt 13,43).
Trên đường về quê trời, từ xa chúng ta đã thấy thấp thoáng đích đến. Kìa tại sao bạn dừng lại? Không! không thể được! Đừng dừng lại bạn nhé!
Tôi biết bạn đang chao đảo vì nắng gắt của dư luận. Tôi biết gối bạn đã chồn, chân bạn đã mỏi đã nát vì chông gai, nay lại hụt hẫng do những vực thẳm của bất công và những khúc quanh của lòng người. Đừng cố làm ra vẻ thản nhiên, đừng cố che dấu cái tôi đầy đau khổ thất vọng. Bạn hãy cùng tôi đọc lại câu Tin Mừng này để san sẻ cho nhau niềm hy vọng. Quãng đường còn lại chắc chắn sẽ vui vẻ hơn, đỡ vất vả hơn.
Bạn nhìn về phía trước và cùng tôi dấn bước tiến lên. Tôi đã thấy nghị lực và hạnh phúc trong mắt bạn. Chúng ta sẽ cập bến.
Lạy Chúa, được nên công chính trong Bí tích Thánh Tẩy, xin cho chúng con biết nâng đỡ nhau trên con đường công chính, con đường về nhà Cha.
6. Kiên nhẫn là một trong những bộ mặt của niềm hy vọng Kitô giáo. Con người làm lịch sử, nhưng chính Thiên Chúa mới là Đấng hướng dẫn mọi nẻo đường về với Ngài. Đó là bài học mà có lẽ Giáo Hội muốn nhắn gửi chúng ta qua bài Tin Mừng hôm nay.
Dụ ngôn về cỏ lùng thoạt tiên gợi lên cho chúng ta một trong những thảm kịch lớn của nhân loại. Ở thời đại nào cũng có những người muốn thanh tẩy xã hội bằng các cuộc sàng lọc không tiếc xót: từ Tần Thủy Hoàng đến Hitler, Pônpốt qua các cuộc chiến hiện nay. Khi người ta muốn loại bỏ cỏ lùng, thì người ta cũng nhổ đi cả cây lúa tốt tươi.
Qua dụ ngôn cỏ lùng, có lẽ Chúa Giêsu còn muốn nói đến một thảm kịch khác sâu sắc hơn, đó là thảm kịch của lòng người. Trong đáy thẳm tâm hồn, ai trong chúng ta cũng cảm nghiệm được sự giằng co xâu xé giữa một bên là khả năng hướng thiện và một bên là sức mạnh của tăm tối. Cỏ lùng vẫn cố gắng vươn lên trong cánh đồng tâm hồn chúng ta. Thánh Phaolô đã diễn tả chân lý ấy một cách chính xác khi Ngài nói: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, còn sự ác không muốn thì tôi lại làm.” Sức mạnh của tội ác, của ma quỉ, của sự dữ trong tâm hồn mỗi người chúng ta là một thực tại không thể chối cãi được. Trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu đã chẳng dạy chúng ta cầu nguyện: Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ đó sao?
Cảm nghiệm sâu sắc về nỗi yếu hèn và khốn khổ của mình, con người mới cảm thấy cần cảm thông, kiên nhẫn và tha thứ cho người khác hơn.
Cầu nguyện:
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta phát hiện ra những tia sáng tình thương của Chúa và chia sẻ tình yêu với những người xung quanh.
Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

hay

Lượt xem:

Free Web Site Counter

Người đang theo dõi blog này

Powered By Blogger