Thứ Ba, 31 tháng 3, 2009

SỰ THÀNH THẬT (Đức Cha Nicola Huỳnh Văn Nghi)


Hằng năm, vào ngày 1 tháng 4 dương lịch, được gọi là ngày “Con Cá Tháng Tư”. Người ta thường cợt giỡn bằng cách đánh lừa nhau. Người vô ý thường bị gạt, người đánh lừa thành công thì vui mừng, giữa bà con láng giềng, giữa bạn bè, và ngay cả giữa những người có chức vụ cao cấp và không ai đuợc phép giận! Miễn là sự nói dối hay đánh lừa này không làm thiệt hại ai, và chỉ được phép trong ngày 1 tháng 4 đó mà thôi!.
Con người được Thiên Chúa tạo dựng trong sự thật.
Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh và như họa ảnh của mình (x.st 1,26). Người là sự thật (x. Gia 14.6); lời Người là sự thật (x. Ga 17,17) và Thần Khí Người là sự thật (x.Ga14,17). Do đó, tự bản chất và ngay từ buổi đầu, con người đã được tạo dựng theo mẫu Sự Thật. Là Sự Thật, Thiên Chúa đã tạo dựng đâu ra đó: thảo mộc, tôm cá, chim trời, sinh vật và loại nào theo loại nấy (x. St 1,11.21,22) và sau hết là con người, nam và nữ, theo hình ảnh và như họa ảnh của Người (x. St 1,26).
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo Dạy: Cựu ước nhận Thiên Chúa là nguồn mạch Chân Lý. Lời Người là Chân Lý (x. 2Sm 7,28); Luật Người là Chân Lý (x.Tv 119.1420; Lòng Tín trung của Người tồn tại đến muôn đời (x. Lc 1,50). Bởi vì Thiên Chúa là đấng chân thật (x. Rm 3,4) nên mọi thành phần Dân Người được mời gọi sống trong Chân Lý (x. Lc 1,50)(GLCG số 2465).
Chúa Giêsu cũng đã từng mặc khải Người là Chân Lý (x. Ga 14.6), đầy ân sủng và Chân Lý ( x. Ga 18,37). Người đến thế gian để làm chứng cho Sự Thật (x. Ga 18,37). Người chỉ nói Sự Thật (x. Ga 8,40.44.46) và dạy các môn đệ: “Lời nói của các con phải là có thì nói có, không thì nói không, thêm điều đặt chuyện là bởi ma quỷ mà ra” (Mt 5,37). Người còn dạy các ông: “Sự thật sẽ giải phóng các con” (Ga 8,32).
Chân thật là một nhân đức giúp con người thành thật trong các hành vi và lời nói, không gian dối, giả vờ và giả hình.
Sự thật trong đời sống xã hội.
Ngày 1 tháng 4 dương lịch là ngày vui cười, gạt gẫm nhau, nhưng phải với những điều kiện là:
Không gây thiệt hại cho người khác về vật chất cũng như tinh thần.
Không làm cớ cho người khác nói hay làm những điều xấu.
Không làm gương xấu cho những người nhỏ bé, nhất là các trẻ em ( x.Mt 18,6).
Nhưng mặc dù với những điều kiện nói trên, sự thiếu chân thật trên nguyên tắc vẫn là một vấn đề trầm trọng. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo viết: “Người ta sẽ không thể sống chung với nhau được, nếu không tín nhiệm nhau, nghĩa là không cho nhau biết sự thật. Đức tính chân thật đòi chúng ta cho người khác biết sự thật họ có quyền biết. Người chân thật vừa lương thiện vừa cẩn mật: nói điều phải nói và phải giữ kín điều phải giữ kín. Theo đức công bình, người ta phải thành thật với nhau” (số 2469).
Cần có sự thành thật với nhau trong gia đình, để tạo sự tín nhiệm và yêu thương nhau, đồng thời để làm gương và giáo dục con cái. Hãy sống chân thật và đúng đắn với căn tính, tức là sự thật của mình, theo ý định của Thiên Chúa khi tạo dựng. Không gian dối giả hình, tránh những hành vi, những dự tính buộc phải che giấu nhau. Nhiều gia đình đã tan rã vì vợ chồng thiếu thành thật. Hãy bảo vệ con cái tránh sự gian dối. Hãy cùng nhau xây dựng một thế hệ mới chân thật, ngay thẳng, trung thực và công minh.
Cần sự thành thật trên thương trường, mậu dịch và trong mọi ngành nghề. Gian dối, lươn lẹo, lường gạt là những tật xấu, hạ thấp phẩm giá của con người và huỷ hoại nền tảng xã hội. Nạn sản xuất, chứa chấp và buôn bán hàng giả, nạn làm giấy tờ giả, bằng cấp giả, nạn lừa gạt nhau trong làm ăn vv… Thời đại chúng ta đang sống chứa đầy những thứ giả, từ vật cho đến người. Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người. Cần phải huy động toàn dân để từ bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới và phải bắt đầu từ bây giờ. May ra một trăm năm sau, Đất nước chúng ta mới xây dựng được một xã hội chân thật và văn minh.
Rồi còn phải nói đến học đường, nơi đào tạo những thế hệ mai hậu. Bắt đầu là những nhà giáo dục, ban giám đốc, ban điều hành và hội phụ huynh học sinh. Hãy tập cho các em sống trong sáng, ngay thẳng và trung thực. Đừng biến nhà trường thành những nơi buôn bán: dạy riêng, dạy kèm thì tốt, dạy chung thì lười. Đừng vì chỉ tiêu mà đánh lừa lãnh đạo. Hãy giúp các em sống trung thực, không gian lận, không quay cóp, chép bài. Nhà trường phải thực sự là nơi đào tạo con người, con người của sự thật. Anh chị em trong hội phụ huynh học sinh hãy quan tâm đến việc giáo dục và môi trường học vấn của con em mình.
Ngoài ra, cũng cần nói đến môi trường kinh tế và chính trị, nơi mà con người thường đặt hiệu năng trên luân lý, coi thành tích trọng hơn lương tâm. Trên nguyên tắc, đối với mọi hoạt động của con người, luật luân lý không phải là cái gì từ bên ngoài áp đặt vào, nhưng là những quy định nội tại chung cho mọi người, khắp nơi và thuộc mọi thời đại.
Có những giá trị một khi được tôn trọng, con người mới giữ được phẩm giá và sự chân thật của mình: đó là công bằng, sự chân thật, tình thương và tự do. Đừng nói dối, đừng lươn lẹo, đừng lừa gạt dưới bất cứ hình thức nào. Chức vụ càng cao, thì sự dối trá càng tai hại. Đừng làm gương xấu cho người khác, nhất là đối với trẻ em và những người nhỏ bé. Đừng ép buộc hay đặt người khác trong những hoàn cảnh phải nói dối để tránh một thiệt hại lớn hơn. Vì nói dối vẫn là điều xấu.Nhìn lại một số sự kiện tai hại cho đất nước trong những năm gần đây, chúng ta thấy những hậu quả khốc liệt của sự gian lận và lừa dối: như vụ xây cất các cơ sở phục vụ Sea Games lần XXII; vụ gian lận trốn thuế của một số công ty thương mại, và những vụ lừa gạt tham nhũng trong những cơ quan công quyền.vv…
Theo kinh nghiệm của những người cao tuổi, thì thế hệ của chúng ta hôm nay kém thành thật hơn những thế hệ trước. Đây là một trong những nguy cơ cần báo động! Điều đáng buồn là vì chén cơm manh áo, có khi về danh vọng, chức quyền, một số người đã đánh mất một phần sự thật của mình. Họ đã trở thành những con rôbôt, chỉ nói và làm những gì người chế tạo chúng đã quyết định. Ngoài ra, còn phải nói đến những người sống và làm việc như đồng tiền hai mặt: mặt hữu và mặt tả: nay lật mặt này, mai trở mặt kia. Sự thật không có trong họ, vì sự thật chỉ có một mặt mà thôi.
Nói về ma quỷ, Chúa Giêsu đã dạy: “ Ngay từ buổi đầu, nó đã là tên sát nhân, nó không đứng vững trong sự thật bởi vì nó không có sự thật trong mình nó: khi nó nói dối thì nó theo bản tính riêng của nó mà nói ra, vì nó chính là sự gian dối và là cha sự gian dối” (Ga 8,44).
Thế giới hôm nay cần sự thật. Hãy trả lại cho sự thật địa vị rạng ngời của nó – Splendor Veritatis.
Trích thư mục vụ số 124
Đức Cha Nicola Huỳnh Văn Nghi
Giáo phận Phan Thiết

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2009

Ngành Thiếu tuyên hứa và đeo khăn

Nhấn vào hình để xem thêm hình

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2009

Số phận vị ngôn sứ (Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê)

Thứ bảy Tuần IV MC (Gr 11,18-20; Ga 7,40-53)

Đức Giêsu nhận lấy số phận của các ngôn sứ bị loại trừ và của tất cả những ai đang bị bỏ rơi. Ngài nhận nơi mình Ngài số phận của các quốc gia bị bách hại vì đã chiến đấu cho tự do, số phận của những người đấu tranh cho niềm tin mà bị kết án, cho dù họ bị bách hại bởi quyền lực vô thần hay bởi những tín đồ của một tôn giáo khác. Tin Mừng hôm nay cho ta thấy có rất ít người bảo vệ Đức Giêsu. Các người canh giữ đền thờ không muốn bắt Ngài, và Nicôđêmô hỗ trợ Ngài cách kín đáo, bằng cách lập luận rằng người ta không lên án ai mà chưa nghe họ bàu chữa.
Trong thế giới ngày nay, chúng ta cũng tìm cách bảo vệ những người bị bách hại cách bất công, nhưng một cách nhút nhát. Có lúc chính quân đội từ chối bắn vào thường dân, như đã xảy ra ở các nước vùng Baltique. Có lúc trên trường chính trị người ta từ chối –hết sức nhút nhát- cho một cường quốc quyền được đàn áp một dân tộc. Thảm cảnh Đức Giêsu bị kết án, bị bắt và đóng đinh như Tin Mừng hôm nay tường thuật, vẫn còn tiếp diễn trong lịch sử nhân loại. Mỗi người chúng ta đóng một vai, trong thảm kịch đó. Đức Giêsu từ Thiên Chúa mà đến để chiến thắng sự dữ bằng tình yêu. Chiến thắng của Ngài hoàn tất trên thập giá.
Chiến thắng của Ngài không ngừng được thực hiện nơi chúng ta, bằng cách ngang qua thập giá. Chúng ta cần quan sát cảnh tượng của thế giới ngày nay dưới ánh sáng cuộc xét xử của Đức Giêsu và cuộc tranh luận gây ra từ chính con người của Ngài, khi Ngài sống và thi hành sứ mạng của Ngài tại Palestina. Chúng ta có thể nhận ra Đức Giêsu và giáo huấn của Ngài trong Giáo Hội không? Quả thật chúng ta không loại bỏ một ai, cũng không xét xử một ai đó cách bất công sao? Chúng ta có thể nhận ra Đức Giêsu nơi những kẻ nghèo và nơi những nạn nhân trên thế giới không? Chúng ta đóng vai nào trong thảm kịch các ngôn sứ hiện nay đang bị loại trừ, trong thảm kịch hiện nay của Đức Giêsu Kitô và của tin mừng? Đức Giêsu? Nicôđêmô? Những người canh giữ đền thờ?
Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê SB66

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2009

Các bài ca Ngành Thiếu Nhi

Những bài ca dành cho Ngành Thiếu Nhi

Lễ Truyền Tin (Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê)

Liên kết các bài đọc
Mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa, đã được mong chờ từ xa xưa, được các ngôn sứ loan báo (bài đọc 1), nay được thực hiện cách tròn đầy. Trang tin mừng mà ta đọc hôm nay tóm tắt tất cả lịch sử cứu độ và toàn bộ tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. ‘Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban Con Một Ngài’. Thiên Chúa không đi vào thế gian bằng sức mạnh: Ngài muốn đề nghị. Ngài muốn lời chấp thuận của Mẹ Maria (Tin Mừng). Lời Xin vâng là sự hoàn thành giao ước. Nơi Mẹ hiện diện cả dân tộc Israel và đồng thời hiện diện Giáo Hội vừa mới sinh ra. Thiên Chúa trở thành một người như chúng ta. Vĩnh cửu đi vào trong thời gian. Các bài đọc hướng chúng ta về mầu nhiệm phục sinh. Lời của Chúa Con vang lên: ‘Này Con xin đến, lạy Chúa, để thực thi ý Chúa’ (bài đọc 2), là lời mở đầu của sự vâng phục Chúa Cha cho đến mức chết trên thập giá.
Nội dung
Một ‘sắc chỉ’ tình yêu. Sắc chỉ của Ba Ngôi là sắc chỉ của tình yêu: vì Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban Con Một để cứu thế gian. Con người là chi trước mặt Thiên Chúa, vậy mà Ngài đã sai Con Một Ngài đến tái lập trật tự, kêu gọi con người từ chỗ sa ngã. Là một sắc chỉ của Ba Ngôi: Chúa Cha quyết định yêu thương, Chúa Con chấp nhận vâng phục Cha, Chúa Thánh Thần hoàn thành việc nhập thể cùng với lời ưng thuận của Maria. ĐGH Gioan Phaolô II trong thông điệp Mẹ Đấng Cứu Chuộc (số 9b) viết: ‘Việc truyền tin chính là mạc khải mầu nhiệm nhập thể đúng vào lúc mầu nhiệm ấy hoàn thành trên mặt đất. Việc trao ban cứu độ của Thiên Chúa cho cả tạo thành và trực tiếp cho con người chúng ta, đạt đến đỉnh cao trong mầu nhiệm nhập thể.
Ba Ngôi chọn con đường mầu nhiệm để cứu độ con người. Lẽ ra có thể chọn bằng cách ra sắc chỉ, bằng một hành động tỏ bày ý muốn của mình. Vì Thiên Chúa toàn năng. Nhưng chúng ta được mạc khải cho biết một chương trình mà không ai có thể tưởng nghĩ ra, mầu nhiệm được ẩn dấu mà Phaolô đã nói đến. Thiên Chúa đã chọn rẽ khúc ngoặt khi có thể đi thẳng đến đối tượng mà không có trở ngại nào.
Grêgôriô Nisse đã chú giải: những gì về quyền năng thần linh và siêu việt không phải là vũ trụ bao la, chẳng phải vẻ huy hoàng của tinh tú, cũng chẳng phải trật tự của vũ trụ, chẳng phải sự quan phòng liên lĩ trên các tạo vật, nhưng chính là việc hạ cố chấp nhận thân phận hèn yếu con người như chúng ta. Còn chứng cứ nào rõ ràng hơn về lòng tốt lành của Thiên Chúa.
Nên Thiên Chúa không chỉ bằng lòng cứu con người, nhưng còn muốn con người thông phần vào việc cứu độ. Maria xuất hiện như vị tinh tú sáng soi trong bóng đêm của tội lỗi. Được miễn trừ khỏi tội vì Mẹ đã chấp thuận chương trình cứu độ.Mẹ bối rối. Không thể làm khác hơn trước một lời chào lạ thường như vậy. Sự hiện diện của Thiên Chúa luôn gây kinh ngạc và diệu kỳ, gây niềm kính sợ Thiên Chúa. Làm sao một thụ tạo như Mẹ lại được đi vào trong quỹ đạo của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã tỏ mình cho Mẹ với tình yêu tuyển chọn.Sứ thần bày tỏ chương trình cứu độ. Là mầu nhiệm ẩn giấu. Là tuyệt đỉnh của chương trình cứu độ, của giao ước giữa Thiên Chúa và con người, là sự hoàn thành tin mừng nguyên khởi : ‘Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ của bà: người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì rình cắn gót chân người (St 3,15). Thiên Chúa đã muốn sinh hạ từ một phụ nữ. Trong thông điệp Mẹ Đấng Cứu Thế (13), ĐGH Gioan Phaolô II viết: ‘Thực vậy, khi được truyền tin, Đức Maria đã phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa, bằng việc bày tỏ sự vâng phục đức tin vào Đấng phán với Mẹ qua sứ giả của Ngài và dâng lên Thiên Chúa sự quy phục hòan toàn của ý chí và lý trí. Mẹ đã đáp trả với cả con người nhân loại của mình, thân phận người phụ nữ, và lời đáp trả đức tin ấy hàm chứa một sự cộng tác tận tình với ân sủng dự bị và phù trợ của Thiên Chúa và một sự hoàn toàn sẳn sàng tiếp nhận tác động của Thánh Thần, Đấng không ngừng kiện toàn đức tin bằng các ân ban của Ngài’.
Chúng ta ghi nhận hai yếu tố trong lời đáp trả của Đức Maria: hoàn toàn cộng tác với ân sủng, và hoàn toàn sẳn sàng cho tác động của thánh Thần.
Gợi ý Mục vụ
1. Vâng phục con thảo. Thiên Chúa vào đời là một lời mời gọi mỗi người tín hữu thực hành lòng vâng phục con thảo đối với Chúa Cha. Thiên Chúa có chương trình cứu độ cho nhân loại và đặc biệt cho từng người. Còn lại chỉ là việc chúng ta đón nhận chương trình ấy với lòng khiêm tốn, với lòng vâng phục con thảo, biết rằng điều Thiên Chúa muốn cho chúng ta là điều tốt nhất. Duy chỉ dưới ánh sáng của việc Nhập Thể và của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta, chúng ta mới có thể hiểu được thế giới, nổi đau khổ của bao người, huyền nhiệm của tội và của sự chết; không có nhập thể, thương khó, sự chết và sống lại của Chúa, chúng ta sẽ còn ở trong tội của mình, và cửa trời vẫn còn đóng kín.
2. Mẹ Maria, mẫu gương vâng phục và tình yêu hiến dâng. Cần nhắc lại đây số 46 của thông điệp Mẹ Đấng Cứu Thế: ‘Ở đây, Tôi (GP II) chỉ muốn nhấn mạnh điều này là dung mạo của Đức Maria Nagiarét rọi sáng cho chính thân phận người nữ qua việc Thiên Chúa, trong biến cố nhập thể của con Ngài, đã tín nhiệm vào việc phục vụ tự do và chủ động của một người phụ nữ. Như thế, người ta có thể quả quyết rằng người phụ nữ khi hướng về Đức Maria, tìm thấy nơi Mẹ bí quyết để sống xứng đáng nữ tính của mình, và thực thi sự thăng tiến đích thực của mình. Dưới ánh sáng của Đức Maria, Giáo Hội khám phá ra nơi dung mạo của người phụ nữ những nét phản chiếu một vẻ đẹp như tấm gương dọi lại những tâm tình cao đẹp nhất mà tâm hồn con người có thể có: đó là việc hoàn toàn hiến thân vì tình yêu, đó là sức mạnh chịu đựng những đau khổ lớn lao nhất, đó là trung tín vô hạn và sức hoạt động không mệt mỏi, là khả năng nối kết trực giác sâu sắc với lời nâng đỡ và khích lệ’.
Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê SB66

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2009

Album Chặng Đàng Thánh Giá


Trại huấn luyện Ngành Thiếu

Chắc có lẽ hôm nay không ai ngủ trưa, mà phải nói là làm sao mà ngủ cho nổi, bởi vì lòng cứ nôn nao để đi tham dự trại huấn luyện mà.
Xưa nay, các em chỉ có tham dự trại sinh hoạt vui chơi thôi, nhưng hôm nay là lần đầu tiên tham gia trại huấn luyện, không biết nó như thế nào đây. Hôm trước các anh chị Ngành Nghĩa đi trại về bảo là vui lắm, thú vị lắm, nên hôm nay làm sao mà ngủ trưa được.
Mới có 1 giờ trưa là đã kéo nhau rần rần đến nhà thờ rồi. Ôi thật là một cảm giác ngộ ngộ làm sao ấy, tay quàng chiếc khăn quàng màu xanh để vào đất trại mà cứ thấy bối rối chả biết thắt thế nào, nên phải nhờ bạn bè thắt cho....
Đến giờ tập trung, phải nói là số lượng trại sinh quá đông, hơn 150 trại sinh. Trông thật khí thế. nhưng là lần đầu tiên nên có biết tập họp, nghi thức mô tê chi. Nghi thức chào cờ, cha chánh xứ ban huấn từ và khai mạc trại. Cha nhắc nhở trại sinh: là thiếu nhi Thánh Thể, nên chúng ta phải yêu mến Bí tích Thánh Thể, yêu mến Thánh Lễ bằng việc siêng năng tham dự Thánh Lễ. Sau đó là sinh hoạt vui chơi và các bài khoá: như khoá nghiêm tập, sống ngày Thánh Thể,... chiều đến giờ cơm chiều, có ai mà ngờ, mỗi đứa tay bưng một dĩa cơm to đùng, cơm thịt đầy tràn, có ai ngờ là sẽ ăn hết, nhưng ôi.....trời ơi....nó quất sạch, con trai cũng như con gái. Ăn khoẻ wá trời.


Trời chập choạng tối, bầu không khí dịu xuống, khí trời mát mẻ, lại tạo thêm tinh thần ca hát vui chơi. 7 giờ tối, bắt đầu trò chơi lớn. Lần đầu tiên hoà mình vào trò chơi lớn, ai cũng hồi hộp. Mà công nhận, đội nào dịch mật thư cũng giỏi, cũng lẹ. Đến trạm nào là bị tra hỏi, bị phạt đến đó, nhưng mà vui, lại còn bị bịt mắt nè, ăn chanh bất ngờ nè, đi qua những chướng ngại vật nè, rồi có lúc như đi vào khu ma quái, làm mấy người sợ phát khóc. Khóc đó, rồi cười đó. Vui thật. Kết thúc trò chơi lớn, các đội sinh hoạt khí thế lắm, sinh hoạt như thể dân chuyên nghiệp vậy.

Trước khi chia tay, mọi người bắt tay nhau lên vai, cùng đi xe lửa, nối vòng tay lớn, từ cha tuyên uý xứ đoàn cho đến các anh chị huynh trưởng cũng "nhào dzô". Ai cũng hát, ai cũng nhảy, không hát là không chịu nổi, bởi dzui wá mà. Chia tay nhau nhưng lòng vẫn rộn ràng. Ngày trại huấn luyện để lại nhiều kỷ niệm.


Thế là Chúa Nhật tuần tới, tất cả trại sinh được đeo khăn rồi....

Xem thêm hình ở đây

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2009

Thông báo Trại Ngành Thiếu


Trại Ngành Thiếu dành cho các em đang học các lớp giáo lý Thăng Tiến và Thêm Sức
sẽ được tổ chức vào Chúa Nhật, ngày 22 tháng 3 năm 2009
Tại khuôn viên nhà thờ
Từ 1 giờ 30 chiều đến 8 giờ 30 tối.

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2009

Điều răn trọng nhất (Lm. Phêrô Mai Tính)

Thứ Sáu tuần 3 MC
Mc 12, 28-34

Đề tài 1 : Yêu Chúa hết lòng
1. Yêu Chúa hết lòng hết sức
2. Yêu người như Chúa yêu ta :
- CƯ : Yêu người như mình
- TƯ : Yêu người như Chúa yêu ta : CG chết vì tình yêu. Ta cũng phải yêu đến độ như thế (Cha Max Kolbe, Cha Damien)
Bài học : Yêu người như Chúa yêu.
Đề tài 2 : Trong cát, có vàng
1. CG nói với luật sĩ : “Ông không còn xa Nước TC bao nhiêu”(c 34) . Đây là đoạn văn duy nhất CG khen một luật sĩ. Trong cát, có vàng, do đó, ta không nên vơ đũa cả nắm.
2. CG không thành kiến, không loại bỏ một ai.
Bài học : Hãy công minh trong nhận xét.
Đề tài 3 : Cùng tần số
1. Người tốt sẽ dễ tiếp nhận điều tốt (Ký lục không tốt nên không tin và làm ngược lại)
2. Người tốt sẽ nhận ra ý nghĩa lời khiển trách.
Bài học : Xin cho con dễ tiếp nhận điều tốt.

Lm. Phêrô Mai Tính SB59

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2009

Thánh Giuse (Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê)

Lễ Trọng Kính Thánh Giuse
Hôn phu của Mẹ Ngôi Lời nhập thể, Thánh Giuse đã được tuyển chọn làm ‘Đấng bảo vệ lời’. Tuy nhiên chúng ta không biết được lời nào của Ngài cả: Ngài đã phục vụ trong âm thầm, vâng phục Ngôi Lời mà các thiên sứ mạc khải qua giấc mộng.
Sự đồng ý của Giuse, cũng như của Maria, đòi một sự tuân phục hoàn toàn của ý chí. Giuse đã tin những gì mà Thiên Chúa phán; đã làm những gì Thiên Chúa dạy. Ơn gọi của Ngài là trao ban cho Đức Giêsu tất cả những gì mà một người cha trần gian có thể làm được: tình yêu, bảo vệ, đặt tên, nơi trú ngụ.
Lòng vâng phục Thiên Chúa của Giuse bao gồm việc tuân phục quyền bính hợp pháp. Ngài đã cùng bạn mình là Maria trở về Bêlem và như thế đã định nơi Ngôi Lời Nhập Thể hạ sinh. Thiên Chúa làm người đã được ghi vào sổ kiểm tra dân số, mà Hoàng Đế Xêda Augustô truyền lệnh, như là con của Giuse. Sau đó, niềm vui tìm được Đức Giêsu trong đền thờ có phần giảm bớt đi khi Giuse biết rằng Con Trẻ phải làm sứ vụ của Cha trên trời: Ngài chỉ là người cha nuôi. Nhưng, chấp nhận ý Chúa Cha, Thánh Giuse trở nên khiêm tốn giống Chúa Cha, và Chúa Con đã vâng phục Ngài. Đức Giêsu, ngay giây phút chết treo thập giá, đã trao ban sự sống cho Giuse và cho toàn thể nhân loại.
Cuộc đời của Thánh Giuse đã dâng hiến cho Ngôi Lời, trong khi lời duy nhất mà Thánh cả ban tặng cho chúng ta cũng chính là cuộc sống của Ngài.
Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê SB66

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2009

Con Cu Đất (Phêrô Nguyễn –Hoàng)

Cậu bé sung sướng nhảy tung tăng chung quanh mẹ nó. Hôm nay nó được nghỉ học vì là ngày chúa nhật. Không có gì đáng yêu đối với nó bằng ngày chúa nhật! Khỏi phải nhìn cái roi mây nhịp nhịp trên tay của bà xơ đen lớp Tư A trường Thánh Tâm. Hình như bà xơ này khoái đánh học trò hay sao đó! Cựa một cái là quất, là khẻ mắt cá, khẽ mấy đầu ngón tay! Cũng may là nó chưa học được những trò bợm bải của chúng bạn nên chưa bị bà xơ hỏi thăm sức khoẻ. Chắc là đau lắm! Nó nghĩ thế. Nhưng hôm nay cái sung sướng của nó được nhân đôi. Đây là lần đầu tiên nó được mẹ cho biết sẽ dắt nó về quê ngoại! Lần đầu tiên trong đời nó sẽ được gặp mặt bà ngoại nó! Bà ngoại như thế nào, nó không biết. Nhưng chắc bà cũng như bà ngoại thằng Tư, bạn của nó. Bà ngoại bạn nó hiền lắm lúc nào cũng cho bánh kẹo và bênh nó mỗi khi mẹ nó đòi đành nó. “Vậy là mình cũng có bà ngoại! Mình sẽ mét với bà ngoại nếu Má mình đành mình!” Nó nhìn lên mặt mẹ nó và mỉm cười. Mẹ nó cũng cười theo niềm vui của con, nhưng bà có biết con mình đang nghĩ gì đâu ?
Ngồi trên lòng mẹ, thằng bé sáu tuổi cứ nhoải người tới trước nhìn con ngựa đang cố gắng lóc cóc chạy. Nó thường thấy xe ngựa chạy trên đường Trần Quý Cáp những lúc nó theo chúng bạn đi xem phim Ấn Độ ở Rạp Tân Tiến. Nhưng chưa bao giờ nó được thực sự ngồi lên một cổ xe ngựa cả. Thế nên thằng bé sướng rung người, đầu nó nhịp lên nhịp xuống theo những tiếng lóc cóc của vó ngựa. Nó nghe loáng thoáng người ta bảo nhau là đi lên Thành! Thành ở chỗ nào, nó cũng không biết. Nó mới đươc mẹ nó đưa nó về Nhatrang từ Đà Lạt non được một năm, nên ngoài trường Thánh Tâm của mấy bà xơ đen ở Ngã Sáu và mấy rạp xi nê như rạp Minh Châu ở đường Công Quán, rạp Tân Tân ở đường Độc lập, rạp Tân Quang ở ngả sáu Nhà Đèn, rạp Tân Tiến ở đường Nhà Thờ, rạp Đại Nam ở dưới bến xe ngựa, cái gì nó cũng không biết.. Mà nó cũng chẳng cần để ý chi đến ba cái lẻ tẻ đó. Cái chính nó cần biết là nó sắp được gặp mặt bà ngoại nó. Chắc bà lại cũng cho nó thật nhiều bánh thật nhiều kẹo, y như bà ngoại của thằng Tư, bạn nó.
“Cho tui xuống ở Nhà Thờ bình Cang nghe ông?” Thằng nhóc giật mình khi nghe tiếng mẹ nó réo lên.
“Nhà Bà Ngoại ở Bình Cang hở Má? ” Nó vừa gọi vừa giật vạt áo dài của mẹ nó.
“Ừ!” Mẹ nó đáp gọn lỏn.
Nó nghe tiếng ông đánh xe ngựa hãm ngựa lại. Chiếc xe từ dừng lại. Có mấy người đàn bà bước vội xuống xe, nhường chỗ cho mẹ con thằng bé.
“Đưa tôi ẵm thằng bé xuống trước cho!” Thằng bé bổng thấy có ai đó nhấc bổng nó lên và lôi nó xuống xe.
“Má, má!” Nó ré to lên sợ hải.
“Ai bắt má mày đâu mà mày sợ?” Có tiếng của một thanh niên lạ nói với nó.
Mẹ nó cũng vừa xuống xe và tính tiền đưa cho chàng thanh niên lơ xe. Bà mỉm cười và bồng nó lên hông mình. “Bộ con sợ mất Má lắm sao?”
“Sao không sợ được? Người ta đông quá, ai mà biết!” nó bẻng lẻng giấu mặt vào ngực mẹ nó. Nó cảm thấy mặt nó nóng rang vì cảm thấy quê!
Mẹ nó bỏ đường cái nhựa đi rẻ vào đường đất. Bên phải là một cái quán nhỏ, bên trái là một ngôi chùa ẩn trong một đám cây.
“Đây là chùa Thầy Năm, còn kia là quan Bà Tám Tưng!” Nó ngơ ngác nghe mẹ nó giới thiệu hai cái tên nghe ngồ ngộ. Cái này mà gọi là quán, là chùa sao? Ở Nhatrang đâu có loại quán loại chùa như thế!
“Chào Chị Năm!” Thằng nhóc nhìn đăm đăm vào một thiếu phụ mặc đồ bà ba bông đang vồn vả chận mẹ nó lại. “Chà, lâu ghê Chị Năm mới chịu về làng!”
“Chào cô Tư! Tôi cũng thường hay về đây chớ! Tại cô không gặp tôi đó thôi!” Thằng nhóc ngước nhìn mẹ nó thắc mắc. Nó có thấy mẹ nó đi đâu bao giờ!
“Sao Má nói láo với bà đó vậy?” Nó hỏi mẹ khi họ đã đi được một đoạn.
“Xã giao mà con!”
“xã giao là nói láo hở má? Sao mỗi lần con xã giao với Má là con bị đòn vậy?” Mẹ thằng nhóc cười phì nghe con mình hỏi. Đúng là không có câu trả lời thỏa đáng được.
“Thôi, xuống đi bộ đi ông tướng nhà trời. Nặng trịch mà bắt ẵm hoài à!” Nó cũng chỉ mong có vậy. Ngồi trên hông mẹ hoài chẳng thích thú chút nào cả. Đường này không có xe nên nó tha hồ mà chạy tung tăng.
“Đừng có chạy đi xa. Coi chừng vấp té đó nghe không?” Thằng nhóc đâu thèm để ý đến tiếng mẹ nó. Có nhiều thứ lạ quá. Nhà hai bên đường, nhà nào nhà nấy đều ẩn sau một đám cây cả. Toàn là xoài lủng lẳng trên cao. Nó cúi xuống lượm một cục đá.
“Đừng có bợm! Người ta đánh đó!” Mẹ nó đe.
“Ai mà biết!” Nó phụng phịu. Ở NhaTrang nó từng theo bạn nó đi ném bàng, hái trộm keo ở đường Lý Thánh tôn, ở bệnh viện. Người ta la thì mình chạy, ai bắt được mà đành chứ. Có mẹ bên mình quả là không vui chút nào!
Họ đi ra khỏi đoạn đường có nhà cửa hai bên. Thằng bé phụng phịu đi tụt lại phía sau. Nó vẫn hay làm vậy với mẹ nó để mẹ nó phải bồng nó lên dỗ ngọt nó. Thường ngày thì nó vẫn được cưng chìu như thế.
“Nhanh lên đi con,” người thiếu phụ chợt dừng lại, đưa tay vẩy vẩy đứa con phía sau.
Được nước, thằng bé lì lợm ngồi chôm hỏm ngay xuống giữa đường, tỏ vẻ không chịu đi tiếp.
“Phải ẵm con mới chịu!” Nó sụ mặt.
“Có chút xíu vậy mà cũng nhỏng nhẻo!” Mẹ nó đành phải chịu thua con ngựa con bất kham của mình, xốc vội nó lên nách, tiếp tục hành trình.
Trời buổi sáng nắng dịu. Thằng bé nhìn đồng ruộng hai bên đường, cảm thấy hay hay. Nó quên ngay đi cơn hờn dỗi.
“Má ơi, cái gì dưới nước kia hở Má? Không lẻ họ trồng cỏ?”
“Bộ hết câm rồi sao, thằng Bợm!” Mẹ nó hôn vội lên cái má lúm đồng tiền của nó.. “Lúa non đó!”
Lại một màn giải thich dài dòng, nhưng thằng bé vẫn không hiểu. Cái gì là lúa? Nó chưa hề nghe. Nó tụt ngay xuống đất, chạy ngay đến ven bờ ruộng. có một con gì nhỏ giống như cóc đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước, phùng cổ kêu lên oen oét. Té ra không phải chỉ có một con nhái (mẹ nó nói vậy), mà con có rất nhiều con khác. Âm thanh của chúng tạo thành một bản nhạc nghe rất êm tai, hòa theo tiếng nhịp chân đi của nó.
Một cơn gió mát thoảng qua. Thằng bé khoái chí nhảy tung tăn về phía trước. Nó chợt dừng lại ở một ngả ba, không biết nên đi theo đường nào. Xa xa trước mặt nó là một ngôi nhà thờ cổ kính. Nó cảm thấy hay hay, đứng nhìn mãi không chân mắt. Bổng dưng nó cảm thấy thân thuộc với ngôi nhà thở này. Hình như nó đã thấy đâu đó trong ký ức bé bỏng của nó.
“Đi đi con, nhìn gì mà nhìn dữ vậy?”
Mẹ nó rẽ sang con đường đất phía trên. Thằng bé tiếc rẻ, chạy vội theo mẹ nó, mắt vẫn đăm đăm nhìn ngôi nhà thờ cổ.
Họ dừng lại trước một tòa nhà đồ sộ. Trước cổng có một cây điệp lớn đang ra hoa rực rở. Nó bở ngở nhìn vào trong, cảm thấy hơi sợ sợ. Nó chưa lần nào vào một ngôi nhà lớn như thế này. Một bày bồ câu chớp cánh bay lên nóc nhà khi mẹ con nó băng ngang cái sân gạch.
“Chào bà ngoại đi con!” Mẹ nó đưa tay kéo thằng bé ra phía trước và đẩy nó đến trước mặt một bà cụ có gương mặt phúc hậu.
“Dạ chào bà ngoại!” Nó khoanh tay, cúi đầu xuống, lí nhí trong miệng.
Dĩ nhiện thằng bé khoái chí tử rồi. Cũng như bà ngoại của thằng Tư, bà ngoại nó cho nó rất nhiều bánh, bánh bông lan, me rim ngâm cam thảo, và có cả thanh long nữa.. Không những thế, nó được hai dì của nó, con của bà ngoại tuổi trac 17, 18, thay phiên bồng nó lên nựng nịu.
Nó bỏ ra thềm trước nhà ngồi ngắm đám bồ câu ăn lúa dưới sân gạch. Trong nhà mấy người lớn nói chuyện với nhau chán ngắt. Giá minh được bà ngoại cho một con về nuôi chắc thú lắm, nó nghĩ trong bụng. Thế rồi nó lân la với mấy dì nó ngỏ ý muốn xin một con.
“Mấy con bồ câu đó bà bắt không được.” Bà ngoại nheo mắt nhìn nó mỉm cười. “Hay là bà cho con cu đất này, con chịu không?”
Thích quá đi chớ. Không ngờ nó chỉ ước thôi mà lại được quá sự mong muốn của nó. Tuy không có màu sắc sặc sở như những con bồ câu kia, nhưng có có hột cườm trên cổ. Ngoài ra thỉnh thoảng nó còn biết gáy nữa. Không những thế bà ngoại còn cho nó nữa bao lúa nhỏ để nó cho chim ăn. Suốt cả buổi xế sau bữa ăn trưa nó hình như không muốn đi đâu cả, chỉ lẩn quẩn nơi nhà bếp nơi có cái lồng tre treo con cu đất của nó. Càng nhìn nó càng thấy thích, thấy con chim gáy càng đẹp ra, đẹp hơn cả những con bồ câu đang ăn lúa ngoài sân kia. Cử chỉ nó làm cho mấy dì nó phải phì cười.
“Lại đây với Dì Mười nào! Thế nào chiều nay khi Má con về, bà ngoại cũng cho con con cu cườm đó mà!” Dì nó xốc nó lên nách mang vào phòng mình cho nó một trái xoài tượng chín vàng. Đúng là loại xoài nó thích. Thỉnh thoàng mẹ nó cũng cho nó vài lát của loại xoài này. Nhưng hôm nay nó không muốn ăn xoài. Nó chỉ thích ngắm con chim mà nó sắp được làm chủ thôi.
Từ ngày nó mang được con cu đất về nhà, nó không còn đi theo thằng Tư chơi nữa. Nó cũng không còn chui hang rào qua vườn Bà Tòa để đùa giởn với con bé Mỹ, con của Bà Tòa nữa. Nó thích ngồi nghe hai mẹ con ba Tòa nói chuyện với nhau. Tiếng gì mà phải lên giọng xuống giọng nghe như hát! Tiếng Huế nghe thật là hay. Nó cũng chẳng biết nó quên với cô bé Mỹ trong trường hợp nào. Nó chỉ còn nhớ cô bé đã giúp nó phá một lổ nhỏ trong hàng rào vừa đủ để nó chui qua đó chui thôi. Bà Tòa cũng thích nó nữa, có lẻ vì nó không có nói tục va bợm bải như những đứa con trai quanh đây. Chồng bà cứ phải lên tòa án xét xử người ta cả ngày, nên có lẻ bà cũng cảm thấy buồn phải ở nhà một mình với đứa con gái nhỏ. Có thêm nó cũng vui, chẳng hại gì.
Tờ mờ sáng mới mở mắt dậy là thằng bé đã chạy ra sau nhà bếp nơi nhốt con cu đất của nó, thay nước và đồ ăn cho cục cưng của nó. Nhưng hình như con chim không thích thằng bé cứ tìm cách thoát thân, nhảy tum lum trong lồng. “Êm đi cưng! Chủ mày tốt với mày lắm, hỏng có làm hại gì mày đâu!” Nó nói nhỏ với con chim trong lồng, rồi treo lồng vào chỗ củ. Nó ngồi chồm hổm dưới đất ngắm con chim của nó cho đến lúc mẹ nó lôi nó vào trong nhà rữa mặt súc miệng cho nó, cho nó ăn sáng và chuẩn bị cho nó đi học.
Trưa cũng vậy, chiều cũng thế, lúc nào rảnh là nó cứ lảng vảng bên lồng chim của nó. Nó mang cả bài làm của nó ra đó làm nữa. Nó đâu còn tâm trí vào bài vở nữa chứ, nên điểm của nó theo đó cứ tụt dần. Nó bị ăn đòn của mẹ nó nhiều lần vì tụt điểm. Nó giận mẹ nó lắm, nhưng cũng cảm thấy tôi nghiệp mẹ khi mẹ khóc luc xức dầu cho nó. Mẹ nó quả là kỳ cục. Đã đành con bầm đít rồi, còn mang con ra xoa dầu rồi khóc! Đã khóc vì con mình bị đành đau, thì đành con làm gì chứ?
Nó hối hả về nhà sau giờ tan học buổi trưa. Suốt cả buổi sáng nó đâu có nghe bà xơ giảng gì. Tâm trí nó còn để ở lồng cu đất của nó. Con chim cứ tông vào nóc lồng và đầu bị rỉ máu. Cái đầu của nó vốn đã bị thương sói sọi, giờ lại bị thương thêm. Nó cảm thấy tôi nghiệp cho con chim. Nhiều lúc mẹ nó bảo nó hãy thả con chim đi vì thấy nó lổ đầu tội nghiệp, nhưng thằng bé không chịu. Đó là tài sản duy nhất của nó. Thả chim rồi thì nó phải làm sao đây? Trong môt góc trong cặp táp của nó nó một cục bông gòn, một ve thuốc đỏ và một miếng băng keo. Đó là những thứ mẹ nó đã dùng để xức những vết thương của nó lúc nó bị té trầy chân tay. Nó đã lén ăn cắp của mẹ nó những thứ đó lúc còn sáng sớm lúc mẹ nó chưa thức dậy. Nó quyết định phải băng bó vết thương cho con chim cưng của nó. Băng đầu con chim lai, cho du nó có tồng vào lồng chắc cũng không sao.
Mặt nó tái đi khi nhìn đến cái lồng tre. Nắp lồng đã được mở ra và con chim yêu quý của nó không còn trông đó nữa. Nó đi tìm chung quanh, hy vọng sẽ tìm thấy bóng dang con chim đâu đó. Nó vào nhà bếp. Mẹ nó đang chuẩn bị cơm trưa trong nhà bếp cho ba nuôi nó về ăn.
“Má có thấy con chim của con đâu không Má?” Nó khóc òa lên.
“Nó bay mất thì thôi, chuyện gì mà phải khóc?” Bà bình thản trả lời.
Mùi thơm chiên xào bổng hắt vào mũi nó. Nó sinh nghi. “Mà chiên gì vậy?”
Mẹ nó không trả lời câu hỏi của nó. “Để yên cho Má đi. Mày lên nhà trên học bài đi. Lúc này điểm của mày tụt đi nhiều đó!”
Nó chợt chú ý vào giỏ rác nơi góc nhà bếp. Lông của con cu đất! Nó chạy vội lại giỏ rác! Đúng rồi! Không phải một cái mà cả đống lông! Mẹ nó đã bắt con chim yêu quý của nó làm thịt mất rồi. Nó nằm lăn ra đất dãy dụa. “Tại sao, tại sao Má làm thịt con cu đất của con.. Má ác lắm! Má ác lắm giết chết con chim của con!”
“Mầy có đứng dậy không, ông tướng? Dơ hết quần áo rồi! Lên nhà trên! Nếu không tao cho một cán chổi bây giờ!”
Nó lên giường trùm mền khóc rấm rức. Nó có cái tật khóc dai, ai dỗ cũng không chịu nín nếu nó cảm thấy không có lỗi. Lần này thì người có lỗi là mẹ nó, làm sao mà nó nín cho được, nên nó cứ thút thít khóc mãi cho đến lúc nó lả người đi va ngủ thiếp đi. Mẹ nó mắc lo bữa trưa cho ba nuôi nó nên đâu có thì giờ mà dỗ danh nó như mọi khi.. Trưa hôm đó, mẹ nó gọi nó dậu ăn cơm nó cũng không thèm ra ăn. “Cứ để con chết đi cho Má nhờ!” Đó là cách nó trả thù Má nó. Nó còn biết làm gì hơn được.
Mẹ nó đánh thức nó dậy đi học lúc hai giờ chiều. Thằng bé dậy không nổi. Nó lên cơn sốt, nằm liệt giường. Nó có tật xấu đói! Thường thì lúc nó đi học về chưa có cơm mà nó nằm vật ra giường, mặt mày xanh lơ xanh lét. Cái đói và cái buồn bị mất con cu đất của nó đã khiến nó lâm bệnh. Mẹ nó đã phải nằm với nó suốt buổi chiều dỗ danh nó mãi.
“Con xem đó, con chim nó lổ đầu nặng quá, thế nào rồi nó cũng chết. Giết nó đi cho nó đở khổ!”
Nó không thèm nghe cái luận điệu của mẹ nó. “Má phải bắt đền con!”
“Con phải học cho thật giỏi, rồi hôm nào má sẽ lên bà ngoại xin cho con một con cu đất khác đẹp hơn!”
“Má lại nói xã giao với con nữa phải không?”
Mẹ nó phì cười, hôn lên tràn nó. “Không Má nói thiệt chớ không có xã giao với con đâu!”
Biết làm sao hơn. Đó là hy vọng cuối cùng của nó. Mong rằng mẹ nó không nói ‘xã giao’ với nó!
Nó cũng không biết mẹ nó có ‘xã giao’ với nó không nữa, vì đó là kỹ niệm cuối cùng được sống trong vòng tay ấp ủ của mẹ nó. Nó học chưa hết lớp Tư A nó phải rời mẹ nó đễ về sống với ông nội nó. Bình Cang! Lần đầu về Bình Cang nó thích lắm, nhưng lần thứ nhì về Bình Cang để sống luôn tại đó quả thật không thoải mái chút nào. Chẳng còn ai dỗ dành nó cả! Chỉ có ăn roi thôi nếu nó ươn ngạnh không chịu nghe lời!
17/3/2009
Phêrô Nguyễn –Hoàng

Chúc mừng bổn mạng


Nhân dịp lễ Thánh Giuse, 19.03.2009, chúc mừng những anh em nhận Thánh Giuse làm bổn mạng:
1. Văn Đình Bảo Long
2. Võ Đăng Nhàn
3. Đoàn Hồng Phong

Mến chúc các bạn tràn đầy ơn Chúa qua sự cầu bầu của Thánh Giuse, bổn mạng các bạn, để các bạn luôn tìm thấy niềm vui trong đời sống phục vụ.

CGS kiện toàn luật Mai-Sen (Lm. Phêrô Mai Tính)

Thứ Tư tuần 3 MC

Mt 5, 17-19 : CG kiện toàn luật Mai-Sen

Đề tài 1 : Một chấm, một phẩy (c 18)1.

Ý nghĩa “Chấm phẩy”:

- Chấm phẩy không là cách chấm câu trong văn chương nhưng là chữ nhỏ trong mẫu tự Do Thái để phân biệt chữ nầy với chữ kia.

- CG muốn nói đến tầm quan trọng của luật Chúa dù luật nhỏ…

2. CG kiện toàn lề luật :

- CG khuyên giữ luật cũ như giữ luật lên đền thờ hằng năm, luật nộp thuế cho đền thờ, 10 điều răn núi Si-nai.

- Ngài bỏ những luật không thích hợp như luật rửa tay, bứt bông lúa…

- Ngài hướng cách giữ luật vì Chúa chứ không vì khoe khoang với người chung quanh.

Bài học : Hãy giữ luật vì Chúa, giữ cách trưởng thành.

Đề tài 2 : Làm việc nhỏ

Trong cuộc sống, có nhiều việc nhỏ.

1. Hãy làm tốt việc nhỏ : “Hãy xem việc nhỏ như việc lớn vì CG đã tạo ra trong chúng ta” (Pascal)

2. Têrêxa Hài đồng Giêsu làm chuyện bình thường cách phi thường : coi bệnh nhân, làm việc vặt trong nhà.

3. Bà quét nhà thờ ở Úc được tuyên dương khi ĐGH tới thăm (4 cây số chổi quét nhà)

Bài học : Hãy làm tốt việc nhỏ.

Đề tài 3 : Lợi ích của việc giữ luật.

1. Giữ luật là thái độ mến Chúa.

2. Giữ luật có tính thánh hóa bản thân và nên gương tốt cho người khác.

Bài học : Cần cố gắng hy sinh trong việc giữ luật.

Lm. Phêrô Mai Tính SB59

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2009

Hiểu để cảm thông

Căn nhà dột nát và bà cụ 80 tuổi
Theo Duy Tuyên - Thanh Lan (Dân trí) (09/03/09)

Bố mẹ mất sớm, không một người thân thích, bà lấy chồng sinh được một đứa con gái rồi chồng qua đời, đứa con gái câm điếc, tâm thần cũng bỏ bà đi biệt tích. Đã hơn 80 tuổi, bà vẫn sống cô độc một mình, lam lũ đi xin ăn để sống qua ngày.
Đó là hoàn cảnh của cụ Lường Thị Thúc, thôn Trung Hải, xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa).

Không khó để tìm ra căn nhà tạm bợ, tuềnh toàng, lụp xụp đang là nơi che chở cho tấm thân già yếu, cô độc của cụ Thúc. Đã quá trưa khi chúng tôi tìm được đến nhà cụ, giữa cơn mưa phùn và cái giá lạnh của tiết trời cuối đông, trước mặt là hình ảnh một bà cụ trên 80 tuổi nặng nề lê từng bước chân khiến chúng tôi không khỏi động lòng.
Cụ Thúc bước đến trước cánh cửa tre đẩy nhẹ, cụ mời chúng tôi vào nhà. Nói là nhà cho sang chứ thực ra chỉ là một túp lều, đứng trong nhà có thể nhìn thấy cả một khoảng trời. Căn nhà chỉ còn lại vài mảnh tôn lợp gác trên những bức tường đổ vỡ nham nhở. Trong căn lều tạm bợ ấy không có một vật dụng gì ngoài chiếc giường ọp ẹp và mảnh chăn đã quá cũ kĩ rách nát.
Khi chúng tôi chưa kịp hỏi gì, cụ đã ngồi bệt xuống giường ôm mặt khóc, những giọt nước mắt lăn nhẹ trên nếp da nhăn nheo, như đã cạn dần theo năm tháng vất vả của cuộc đời cụ. Phải động viên mãi cụ mới kể lại cuộc đời đầy vất vả, cơ cực của mình. Năm 18 tuổi, cụ lấy chồng, đôi vợ chồng trẻ mãi mới sinh được một cô con gái. Nào ngờ đứa con gái bao năm trông ngóng sinh ra bị mắc căn bệnh câm điếc bẩm sinh, lớn lên lại mắc chứng ngớ ngẩn nên thường bỏ nhà đi lang thang.
Hai vợ chồng đã dồn hết sức lực, của cải đem con đi chạy chữa khắp nơi nhưng cũng chẳng có chút hy vọng nào. Người chồng thấy vậy đâm ra chán nản, bỏ bê mọi việc, suốt ngày chìm vào những cơn say rồi lâm bệnh qua đời, để lại người vợ trẻ và đứa con tật nguyền.
Những tháng ngày tiếp theo đối với cụ Thúc là những chuỗi ngày đầy những khó khăn, vất vả. Nhiều khi trong nhà không còn lấy dù chỉ một củ khoai, một hạt gạo ăn cầm hơi, hai mẹ con đành phải hái sung xanh về luộc ăn thay cơm. Đã thế, đứa con gái cứ chờ mẹ ra khỏi nhà là tìm cách trốn đi. Có hôm chị bỏ đi mấy ngày không về làm cụ nháo nhào tìm con, khóc cạn nước mắt. Đến năm con gái bà tròn 20 tuổi thì chị bỏ bà đi biệt tích không về nữa. Người mẹ tội nghiệp khăn gói đi khắp nơi tìm con, nhưng tìm suốt mấy năm ròng vẫn biệt vô âm tín.
Chồng mất, đứa con duy nhất cũng bỏ cụ mà đi, cụ Thúc đâm ra sầu não, sức khỏe của cụ giảm sút nhanh và thường xuyên bị ốm đau, bệnh tật. Đêm đến nhớ chồng, thương con, cụ lại vùi mình trong mảnh chăn nhàu nát khóc thương cho số phận bất hạnh của mình. Hàng xóm cũng đã quá quen với tiếng khóc than khàn khàn hàng đêm của cụ. “Nhiều lần nghĩ quẩn tui muốn chết cho xong, nhưng không mần răng mà chết được. Thân già sống thế này cực lắm con ơi!”, cụ Thúc nghẹn ngào. Trên đôi mắt nhèm nhèm đầy những vết trắng mờ đục, những giọt nước mắt cứ thế rơi ra, chảy dài trên khuôn mặt đầy nếp nhăn và sạm đen vì nắng gió.
Không người ruột thịt thân thích, nhiều năm qua cụ Thúc đã phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của bà con chòm xóm, người cho nắm rau, người cho bát gạo. Hôm nào khỏe chân thì ra chợ xin được lá rau, con cá… sống qua ngày. Nhìn vào trong chiếc bị cụ mới đi xin về, chỉ có vài quả chuối xanh, vài con cá vụn mà thấy xót lòng.
Bà Thoa, hàng xóm của cụ cho chúng tôi biết thêm: Cái nhà hỏng dở mà cụ đang ở là làng xóm góp lại xây cho, nhưng trong đợt bão vừa rồi đã bị hư hỏng nặng. Trước đó cụ ở trong một căn nhà tranh nhưng bị bão cuốn đi: “khổ thân bà cụ, hàng xóm láng giềng thương cho hoàn cảnh của cụ lắm nhưng cũng chả giúp được gì hơn cho cụ”.
Chia tay bà cụ ra về mà trong lòng chúng tôi không khỏi xót xa. Hình ảnh cụ Thúc trong căn nhà dột nát cứ in hằn trong tâm trí chúng tôi trên suốt quãng đường trở về.

Thảo nguyên trong tôi (Van vi)


Tôi tưởng tượng mãi rồi thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc mơ, tôi thấy mình đang đứng trên một đỉnh núi cao vời vợi. Gió thổi vào vai, tràn xuống tay tôi, mềm nhẹ tựa nắng. Xung quanh tôi, hoa đua nhau nở. Có bông hoa trắng muốt, e lệ chúm chím, lại có bông hoa đỏ rực như sức sống mạnh mẽ của tuổi hai mươi. Tôi nhón bước trên thảm cỏ xanh mát, điểm vài giọt sương trong vắt như pha lê.
Tôi dạo chơi trên thảo nguyên tươi đẹp. Tôi cảm tưởng như mỗi hơi thở, cử động của mình đều nhuốm một thứ gì đó rất đỗi quen thuộc nhưng không tài nào nhớ ra được.
Vui sướng quá đỗi, tôi chạy đùa với nắng, với cỏ cây, hoa bướm rồi bất ngờ... trượt chân... rơi xuống vực. Tôi thấy người mình hẫng hụt rồi la hét om sòm và... tỉnh dậy. Mồ hôi ướt đầm, tôi rúc vào lòng mẹ, kể cho mẹ nghe giấc mơ vừa mới trải qua. Mẹ cười vui. Tôi chợt hiểu: “Thảo nguyên rộng lớn và tươi đẹp nhất chính là tấm lòng của mẹ”.
Van vi

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2009

Ghi nhanh một chút cảm xúc (Trần Lan)

Sáng nay sau khi rước lễ xong . Tôi trở về vị trí của mình quỳ cầu nguyện cùng Chúa .
Trong lúc cầu nguyện theo thói quen tôi thường hay nhìn lên tượng ảnh Chúa.
Bất chợt nhìn thấy một bà cụ khoảng 70 tuổi, Sau khi đi lên rước lễ trở về tìm chổ ngồi củ của bà, mắt dáo dác nhìn quanh. Chổ này không phải chổ mình, chổ kia cũng không phải nữa?
Có hai người trẻ, nhếch người sang một bên để mời bà cụ vào .
Nhưng rỏ ràng bà cụ không vừa ý. Phải ngồi đúng chổ ngồi của mình mới được. Bà cứ loay hoay một hồi. Bổng một bà ( cũng xấp xỉ với tuổi Bà cụ ). Từ trong hàng ghế cùng ngồi với bà, bước ra nắm tay và dẫn bà lại ngồi đúng ngay vị trí của bà cụ..
Ngồi trong hàng ghế cách đó không xa. Tôi thầm nghỉ rằng câu nói của Ô. Bà ngày xưa ở người già rất khó thay đổi. Cái gì không đúng của mình là không chấp nhận được.
Hình ảnh Bà già bước ra khỏi hàng ghế của mình tiến lại dẫn tay bà cụ .
Và hình ảnh một người trẻ tuổi đứng im, chỉ nhếch người sang một bên. Đễ nhường Bà cụ vào.
Khiến cho tôi có suy nghỉ. Chỉ có người già mới hiểu được người già. Và người có bệnh mới hiểu được người đang mắc bệnh.
Mặc dù khi nhìn thấy hình ảnh bà cụ và bà già qua một cử chỉ đơn sơ. Nhưng tôi đã học và nghiệm được rằng: Trong cuộc sống này tôi còn rất nhiều thiếu xót và tôi đã quên đi những chi tiết nhỏ nhặt.
Tôi cất công đi tìm những kiến thức gì mới, mà quên đi kiến thức căn bản con người và tình người.
Một nét văn hoá giữa đời thường mà tôi cần phải học

Trần Lan

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2009

Dụ ngôn những tá điền sát nhân (Lm. Phêrô Mai Tính)

Thứ Sáu tuần 2 MCMt 21,33-43.45-46 :

Đề tài 1 : Giải thích dụ ngôn1. Giải thích từ ngữ :- Vườn nho hay cây nho chỉ dân Do Thái. Trong Tân Ước, CG tự ví Ngài là cây nho (Ga 15,1).- Trong bài PÂ hôm nay, ông chủ là TC. Vườn nho là các linh hồn, là Giáo Hội. Những người làm vườn nho là dân Do Thái, tư tế, biệt phái. Các đầy tớ đi thu hoa lợi là các tổ phụ, các tiên tri. Con trai duy nhất là CG.2. Tìm hiểu ý nghĩa :- Ông chủ xây hàng rào, xây tháp canh ý chỉ TC chăm sóc mọi điều.- Các đầy tớ bị bạc đãi 3 đợt ý chỉ là người ác thì càng gia tăng sự ác.Bài học : Hãy biết nghe để trở nên tốt.
Đề tài 2 : Tình Chúa thương1. Chúa Cha gởi CG đến xét theo toàn cảnh của bài PÂ hôm nay là việc làm liều lĩnh và dại dột vì CG sẽ bị giết : Người đời nghĩ khác nhưng TC lại nghĩ khác người đời.2. Xét trên bình diện siêu nhiên thì đó là sự kiên nhẫn và lòng tốt vô biên của TC :- Kiên nhẫn nói lên tình thương của TC.- Nếu ta làm quá thì sẽ bị loại (c 41)Bài học : Hãy đáp trả tình thương của TC.
Đề tài 3 : CG là đá tảng (c 42)1. Một vài danh ngôn :- Thế giới phải chọn một trong hai : Hoặc là cách mạng hoặc là ông Giêsu (Proudhon)- Thăm dò 1963 về CG : CG là đấng cứu thế 52%, CG là thầy chân lý 40% nam và 35 % nữ.- Thăm do 2005 tại Đức : Người đem lại niềm vui cho thế giới : Charlot và CG2. CG và con cái Ngài :- Thánh Augustinô : Hỡi các bạn trẻ, hãy tìm ĐK để được trẻ trung mãi mãi.- Pascal : Chúng ta chỉ hiểu được chúng ta qua ĐK.- Các thánh tử đạo hy sinh để rao truyền danh Chúa.Bài học : Hãy chạy đến với CG.

Lm. Phêrô Mai Tính SB59

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2009

Thông báo: Trại Ngành Thiếu

Trại Ngành Thiếu dành cho các em đang học các lớp giáo lý Thăng Tiến và Thêm Sức
sẽ được tổ chức vào ngày 22 tháng 3 năm 2009
Tại khuôn viên nhà thờ
Từ 1 giờ 30 chiều đến 8 giờ 30 tối.
* Để chuẩn bị cho ngày trại sắp tới, mời tất cả các em thuộc các lớp giáo lý trên tập trung tại nhà thờ lúc 3 giờ chiều Chúa Nhật, ngày 15 tháng 3 năm 2009.

Tên gọi của bạn trước mặt Chúa (Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê)

Thứ năm Tuần II MC (Gr 17,5-10; Lc 16,19-31)

Trang Tin Mừng hôm nay mang tính tạo hình, chỉ trong vài dòng diễn tả cả tiểu sử cuộc đời của hai nhân vật hoàn toàn khác biệt, nếu không muốn nói đối nghịch nhau: Người phú hộ và người nghèo Lagiarô. Người phú hộ: vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lagiarô: mình đầy ghẻ chốc, ước được mụn bánh từ bàn ăn rơi xuống. Lagiarô là người nghèo đáng thương, không nhà, bệnh tật, đói khát, không được ai quan tâm.

Lưu Ý: Có sự khác biệt tận căn, qua hai câu đầu tiên của đoạn tin mừng: Một người phú hộ - Một người hành khất tên Lagiarô. Người phú hộ, không tên. Loại người này không có tên trước mặt Thiên Chúa!!!


Vậy ai là nhân vật chính? Người nghèo hay người phú hộ? Giả sử là người nghèo, vậy thì dụ ngôn kết thúc hơi có vẻ ‘nguy hiểm’, vì tất cả đều đưa về thế giới bên kia nơi đó sẽ đảo lộn tất cả tình trạng hiện nay: người giàu trong hỏa ngục và kẻ nghèo trong thiên đàng, vậy là công bình. Kẻ nghèo chỉ cần chờ đợi một tí, đúng lúc mà người giàu chấm dứt yến tiệc và được đem đi chôn…và rồi trên thiên đàng các Lagiarô đích thực của lịch sử sẽ phục thù. Lưu ý: loại cam tâm chịu đựng kiểu này không phải là tinh thần của Tin Mừng.


Nhân vật chính là người phú hộ. Lạ lùng, vì cho dù là nhân vật chính, chúng ta thấy Sách Thánh đã quên mất tên gọi (điều đã không xảy ra cho người nghèo Lagiarô). Càng lạ lùng hơn nữa nếu ta biết rằng tên gọi trong môi trường do thái mang một ý nghĩa, gắn liền với con người, tóm tắt lịch sử của một người (Lagiarô nghĩa là Thiên Chúa cứu giúp).


Vì sao người giàu không có tên? Vì ông ta không có lịch sử. Cuộc đời của ông được xây dựng trên cái rỗng không. Ông đánh mất tên gọi vì ông đã đánh mất lý do đích thực của cuộc sống. Không thể sống để yến tiệc mà quên lãng anh em đang thiếu thốn.


Người giàu có đánh mất tên gọi trước mặt Thiên Chúa, không phải vì giàu có, mà vì sử dụng sai sự giàu có của mình, chỉ biết sử dụng cho chính mình. Có khi nào ta đánh mất tên gọi của mình như thế không? Bao nhiêu tên gọi khác chúng ta đã chọn cho mình: tiền bạc, nghề nghiệp, quyền lực, thành công, sở thích riêng…


Làm sao để lấy lại tên gọi của mình trước mặt Thiên Chúa? Hãy nhắc lại điệp khúc của một bài hát: Hãy yêu và bạn sẽ hiểu tại sao. Tình yêu đối với anh em và sẻ chia cho ta cảm nghiệm một cuộc sống tròn đầy, hoa quả sự gặp gỡ Thiên Chúa. Hãy yêu và bạn sẽ hiểu bạn là ai, tên của bạn là gì và căn tính của bạn. Bạn sẽ trải nghiệm cuộc sống đích thực, tròn đầy ngay bây giờ dù những khó nhọc không thiếu trên cuộc hành trình về thiên đàng.


Ghi nhớ tên của những người nghèo và quên mất tên của những người giàu, đó là cái lôgíc của tin mừng. Còn lôgíc của thế gian thì khác…bạn đang ở bên nào?


Trong tuần này bạn hãy thử ghi trên mảnh giấy tên của những người nghèo mà bạn gặp… Cuối ngày, bạn dâng lên cho Thiên Chúa những tên gọi của họ: bạn sẽ có thêm một vài người bạn.


Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê SB66

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2009

Phim ngắn: Những Vòng Xe

Mời các bạn xem Phim ngắn Những Vòng Xe,
kể về cô bé khi xa nhà mới nhớ lại những kỷ niệm thời tuổi thơ, kỷ niệm về tình thương mà cha mẹ đã dành cho cô.

Án tử cho Chúa Giêsu (Lm. Phêrô Mai Tính)

Thứ Tư tuần 2 Mùa Chay
Mt 20,17-28 :
Đề tài 1 : Án tử cho CG
1. Những điều liên quan đến cái chết của CG :
- Nơi chết : Đây là lần thứ 3 CG nói đến nơi chết là Giê-ru-sa-lem.
- Cách chết : bị đánh đòn, bị đóng đinh và bị treo trên thánh giá.
- Hậu quả của việc CG chết : Ngài sống lại để chứng tỏ Ngài là TC.
2. Tại sao CG chấp nhận chết để cứu chuộc, đang khi Ngài chỉ phán một lời thì cũng có thể cứu chuộc?
- Đúng là CG không chịu chết vẫn cứu chuộc được.
- Ngài chết như một dấu hy sinh, như dấu của tình thương trọn vẹn.Bài học : Hãy đáp trả tình Chúa thương ta.
Đề tài 2 : Phục vụ
1. Điều kiện để phục vụ là không ích kỷ :
- Ích kỷ là vì mình mà quên người khác.
- Phục vụ là quên mình vì người khác
2. Tông đồ trong PÂ hôm nay lại ích kỷ :
- Mẹ và 2 con Zêbêđê ích kỷ vì quên anh em khác nên đòi chổ tốt nhất.
- Các tông đồ ghen tỵ tức là không chịu quên mình.
3. Gương phục vụ :
- Đức Cha Cassaigne ở Di Linh quên mình vì người cùi.
- Các Sơ Qui Hoà, Qui Nhơn quên mình vì người cùi.
- Trẻ bỏ chơi để đi giúp lễ, đánh đàn…
- Người lớn thu xếp việc nhà để làm chuyện nhà thờ…
Bài học : Hãy quên mình để phục vụ

Lm. Phêrô Mai Tính SB59

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2009

Khiêm hạ như Mẹ Maria (Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê)

Thứ ba Tuần II MC (Is 1,10.16-20; Mt 23,1-12)
Ngay từ đầu Mùa Chay Đức Giêsu mời gọi chúng ta thực hành việc bố thí, cầu nguyện và chay tịnh không phải ‘để được người ta ca tụng’, nhưng chỉ để được Chúa Cha khen ngợi. Cái ‘tôi’ của chúng ta luôn đi tìm sự tán thưởng, thích tất cả những gì làm cho mình được biết đến, thích được tâng bốc. Đừng sợ khi phải cầu xin cho cái ‘tôi’ ấy chết đi, để tâm hồn chúng ta được sống lại cùng với Đức Giêsu.
Hãy nhìn gương Mẹ Maria, nữ tỳ khiêm tốn của Thiên Chúa, hiện thân cái lôgíc của tình yêu, cái quy tắc căn bản này: ‘Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống và ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên’. Mẹ Maria, vô nhiễm nguyên tội, nên chi Thiên Chúa đoái nhìn ngay đến ‘phận nữ tỳ hèn mọn’ của Mẹ. Còn chúng ta là tội nhân, chúng ta cần hạ mình xuống, vì thế nên sự sỉ nhục là trường dạy tuyệt vời nhất. Hãy cầu xin Chúa Thánh Thần làm cho ta biết yêu mến những sự sỉ nhục. Đừng lấy làm khổ sở vì những khiếm khuyết của mình, nếu những khiếm khuyết ấy giúp mình khiêm hạ hơn; chỉ nên khóc than cho tội lỗi của mình. Người ta ít thích bị sỉ nhục! Khó thật! Chúng ta không chọn những sự sỉ nhục, không đi tìm chúng, nhưng chúng ta xin Chúa ban cho chúng ta những sỉ nhục mà chúng ta cần đến, và cố gắng sống trong niềm vui!
Sỉ nhục là một ơn, nó ‘hạ’ chúng ta xuống thấp, nhưng nếu chúng ta chấp nhận, nó sẽ dìm chúng ta vào trong lòng nhân từ của trái tim Đức Giêsu, Đấng ‘nâng’ chúng ta lên cao cùng với Ngài đến tận Chúa Cha.
Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê SB66

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2009

Lòng mộ đạo Mùa Chay (LM Thành Long)

Một linh mục nọ vừa đến thành phố New York, đã quyết định đi thăm khu vực có tên Bowery, nơi có những người nghiện rượu vô gia cư và những người bị bỏ rơi khác. Trong lúc đi bộ dọc theo một khu nhà ở Bowery vào một đêm tối, thình lình ngài cảm thấy có một con dao dí vào sườn mình. Rồi ngài nghe một giọng nói bực tức : “Khá lắm, đưa hết tiền cho tao”. Linh mục liền thò tay vội đưa túi tiền ra và khi làm như thế, tên cướp nhận ra cái áo tu sĩ của linh mục. Tên cướp bình tĩnh lại gần và hổ thẹn, hắn nói : “Xin cha tha thứ cho con, con không biết cha là linh mục”.
Nạn nhân đáp lại : “Được rồi con trai, con hãy ăn năn tội của mình đi. Còn đây, cha cho con một điếu thuốc xì-gà.”
Tên cướp đáp : “Ồ không thưa cha, con không hút thuốc trong mùa Chay”.

LM Thành Long

Ngược đời

Nhiều khi suy gẫm đời Chúa, tôi thấy Chúa có những đường lối khác hẳn những gì tôi tưởng nghĩ:Tôi tưởng Chúa phải chọn một phụ nữ giàu sang quyền quý làm mẹ. Ai ngờ Ngài đã chọn một thôn nữ nghèo.
Tôi tưởng Chúa phải giáng trần trong một đền đài giữa thành thị phồn hoa. Ai ngờ Ngài đã sinh ra trong chuồng bò giữa cánh đồng lạnh vắng.
Tôi tưởng Chúa sẽ làm gì để ngăn cản vua Hêrôđê, không cho ông lạm quyền ra lệnh hạ sát các trẻ nhỏ với thâm ý tiêu diệt Đấng Cứu Thế. Ai ngờ Chúa lại âm thầm để Đức Mẹ và thánh Giuse đưa Chúa trốn đi, đang khi bao trẻ vô tội phải bị chết oan.
Tôi tưởng Chúa thấy gia đình Chúa làm ăn vất vả, thì sẽ ra tay làm phép lạ cho cha mẹ được dư dả, để các Ngài được thong thả an nhàn sung sướng. Ai ngờ Ngài và cha mẹ Ngài cũng cứ mần ăn vất vả như mọi người lao động khác.Tôi tưởng Chúa xuống trần cứu thế, thì phải tính chuyện cứu thế một cách cấp kỳ, sớm ngày nào hay ngày đó. Ai ngờ Ngài cứ lẳng lặng sống âm thầm suốt 30 năm, rồi mới giảng dạy.
Tôi tưởng Chúa phải ra mắt dân chúng trong một cuộc đại lễ rầm rộ, có cờ xí phất phới, có tiền hô hậu hét, có tuyên ngôn nảy lửa, có dân chúng hoan hô. Ai ngờ Ngài lại trà trộn giữa đám đông đến xin Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình như một người tội lỗi. Chính trong cảnh ấy, Gioan đã giới thiệu Ngài với dân chúng bằng một câu đơn giản: " Đây là Chiên Thiên Chúa, Ngài sẽ cất tội lỗi thế gian". Đồng thời, Chúa Cha và Chúa Thánh Thần cũng chỉ giới thiệu một lời vắn tắt: "Đây là Con chí ái của Ta, kẻ Ta hết lòng yêu dấu".
Tôi tưởng Chúa sẽ xây dựng Nước Trời bằng cách mua khởi sự một khu đất; lập một trụ sở, cất một thánh đường. Ai ngờ suốt cuộc đời Ngài chỉ lo xây dựng Nước Chúa trong lòng người ta.Tôi tưởng Chúa sẽ tuyển lựa rất nhiếu cán bộ học thức và nhiều thế giả. Ai ngờ Ngài chỉ chọn 12 người trong đám dân thường.
Tôi tưởng Chúa sẽ chọn một người có nhiều bằng cấp và không có chút tì ố gì làm đại diện Ngài lãnh đạo Giáo Hội. Ai ngờ Ngài chọn một dân chài quê mùa đã công khai ba lần chối Chúa.
Tôi tưởng Chúa sẽ bắt các môn đệ Ngài mặc một thứ đống phục nào hay đeo một thứ huy hiệu nào để người ta dễ phân biệt họ với người khác. Ai ngờ Ngài lại bảo: " Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thấy, là các con yêu thương nhau".
Tôi tưởng Chúa sẽ căn dặn môn đệ phải lo năng đi nhà thờ, xem lễ, chịu khó vâng lời, giữ mình sạch sẽ và cho đó là những điều quan trọng nhất làm nên người đạo đức thánh thiện. Ai ngờ Ngài lại cứ nhấn mạnh hoài đến đức yêu thương và gọi đức yêu thương là điều răn mới và trọng bậc nhất của đạo Ngài.
Tôi tưởng Chúa sẽ cứu chuộc nhân loại bằng cách nói với Đức Chúa Cha vài lời như cách người ta thường can thiệp với các ông lớn. Ai ngờ Chúa lại chọn cách chịu chết nhục nhã đau đớn quá như vậy.
Tôi tưởng suốt 33 năm dài, Chúa có dư sức và dư thời giờ để bắt mọi người phải tin phục Chúa và thiết lập nên một Giáo Hội đầy chiến thắng vẻ vang. Ai ngờ Chúa đã chết như một người thất bại, các môn đệ nòng cốt bỏ trốn và số người tin lúc đó chẳng được bao nhiêu...
Thật, có lúc tôi nghĩ Chúa làm lắm cái coi ngược đời quá. Giá như tôi là Chúa, tôi sẽ giải quyết mọi chuyện một cách dễ dàng như chơi và tôi tưởng tôi khôn ngoan nhất vũ trụ.
Nhưng đọc kỹ lại Phúc Âm, tôi thấy tôi tính toán trật lất. Thì ra đường lối của Chúa nhiều khi khác hẳn đường lối của tôi. Chúa nhìn xa thấy rộng, thấu hiểu mọi sự, biết rõ điều hay điều dở. Còn tôi thì thiển cận nông nổi dại dột. Thế mà nhiều khi tôi lại dám kêu trách Chúa.
Bao lần cầu nguyện, nhưng thực ra là tôi đặt chương trình cho Chúa và đòi Chúa thực hành. Không được như ý thì tôi đâm ra khó chịu.Nhiều khi tôi định một đàng lại xảy ra một nẻo. Cả những việc tôi tưởng sẽ làm vinh danh Chúa, thế mà cũng bị thất bại. Lúc đó tôi dễ chua xót và chán nản.
Nhưng khi đọc đi đọc lại Phúc Âm và suy gẫm lời Chúa trong tinh thần cầu nguyện, tôi mới thấy rõ Chúa khôn ngoan vô cùng trong hết mọi việc, còn tôi ngu xuẩn hết chỗ nói. Một khi nhìn nhận điều đó một cách chân thành, tôi thấy lòng tôi bình an, nhẹ nhàng và dễ dàng phó thác. Cũng nhờ đó tôi mới hiểu được nhiều ý nghĩa của hiện trạng Giáo Hội và quê hương.
Thì ra lầm lỗi lớn nhất của tôi từ trước tới giờ là ít tìm Chúa trong Phúc Âm. Trong đó Chúa dạy tôi rõ ràng đủ mọi chuyện.
Tôi lầm lạc là tại tôi....!
sưu tầm

Ngành Nghĩa đeo khăn

Sau khi tham dự trại huấn luyện, Ngành Nghĩa, hôm nay, được
Cha tuyên uý xứ đoàn Maria, liên đoàn Phan Thiết trao khăn để chính thức tham gia phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể.

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2009

Yêu kẻ thù (Lm. Phêrô Mai Tính)

Thứ Bảy tuần 1 Mùa Chay
Mt 5, 43-48 : Phải yêu kẻ thù

Đề tài 1 : Thù hận
1. Thù hận là tự làm khổ mình : Mình giận thì mình khổ, mất ăn, mất ngủ, còn người gây thù hận vẫn ăn ngon, ngủ kỹ.
2. Giữ thù hận trong lòng thì không phải là con cái Chúa :
- Chúa dạy phải tha thứ cho mọi người về mọi chuyện.
- Chúa dạy phải tha thứ như Chúa đã tha thứ.
- Chúa dạy phải tha thứ hơn người khác (thu thuế, người ngoại)
Bài học : Hãy sống tinh thần tha thứ như Chúa.

Đề tài 2 : Sống nhân từ theo gương CG
1. Làm ơn cho kẻ hại mình là trưởng thành.
2. Trả thù là người chưa tự chủ.
Bài học : Hãy trưởng thành trong cách giữ đạo.

Đề tài 3 :
Ghét kẻ thù thời CG
1. Chữ “ghét” thời CG không mạnh nghĩa như ta hiểu. Nó chỉ có nghĩa là từ chối mọi liên lạc, xa lánh (Ví dụ tư tế coi dân Sa-ma-ri-a là thù địch)
2. Kẻ thù thời CG có nghĩa là kẻ bắt bớ dân thánh, cũng có nghĩa là kẻ xa lạ.
Bài học : Hãy cố gắng hiểu khía cạnh tích cực thì mọi chuyện sẽ nhẹ nhàng.

Đề tài 4 : Tha thứ là chuyện khó
1. Tha thứ chuyện lớn :
- Công giáo bị bách hại xưa và nay (bắt đạo ngày xưa, khó sống với người Hồi giáo ngày nay)
- Giáo Hội không chấp nhận bạo động và luôn kêu gọi kiềm chế để tránh bạo động.
2. Tha thứ chuyện nhỏ :
- Khó chịu với người nầy, người kia vì họ đã làm hại hoặc xúc phạm đến mình.
- Hãy tha thứ trong lòng để khỏi mắc tội. Còn bên ngoài, nếu gặp nhau mà không vui, không thoải mái thì ít gặp hoặc tránh đi.
Bài học : Hãy tha thứ trong mọi trường hợp.

Đề tài 5 : Hãy nên trọn lành như Cha trên trời
1. Trọn lành như Chúa :
- Một đòi hỏi rất cao, rất tuyệt đối. Tuy nhiên, phải như vậy mới xứng đáng là con Chúa.
- Chúa đòi ta phải cố gắng hết lòng, hết sức để nên trọn lành.
2. Trọn lành hơn người khác :
- Phải trọn lành hơn “người thu thuế”
- Phải tốt hơn “người ngoại giáo”
Bài học : Hãy vươn tới đích cao là sống trọn lành.

Lm. Phêrô Mai Tính SB59

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2009

Hãy làm hòa (Lm. Phêrô Mai Tính)

Thứ Sáu tuần 1 Mùa Chay
Mt 5, 20-26 : Hãy làm hòa

Đề tài 1 : Sống công chính (c 20)1. Sự công chính theo người biệt phái :- Sự công chính, theo người biệt phái, là nghiêm chỉnh giữ luật. - Họ quên rằng tình yêu thương mới là điều chính yếu. Hãy nhớ ở trên trời, chỉ còn bác ái mà thôi.2. CG đòi mọi người phải công chính hơn nghĩa là tốt hơn, thánh thiện hơn :- Có người không đồng ý chuyện hơn thua. Nhưng đó là yêu cầu của CG.- Có người quá tốt. Có người thì cần ơn Chúa thật nhiều để cải hóa.Bài học : Hãy sống mỗi ngày một tốt hơn.

Đề tài 2 : Giận hờn1. “Ai giận .. phải đưa ra tòa”(c 22) : - Luật cũ hơi sính bạo lực.- Luật mới cấm bạo lực và thêm tình thương.2. Chúa dạy bỏ hình thức và cần nội tâm hơn : Điều làm tâm hồn ra xấu xa không chỉ ở hành vi giết người nhưng ở lòng hận thù.Bài học : Hãy chú trọng cái tâm hơn hình thức.

Đề tài 3 : Làm hoà trước khi dâng lễ vật (c 24)1. Điều giá trị không phải chỉ giữ luật Phụng vụ (như lễ vật, con vật chọn lọc, hoa quả đầu mùa…)2. Điều kiện đến gần Chúa là mình không là nguyên nhân bất hoà.Bài học : Hãy sống hiếu hòa.

Đề tài 4 : Đi bước trước1. Nếu bất hoà là do ta thì ta phải thu xếp. Nếu bất hoà không do ta, ta đi bước trước để làm hoà thì tốt hơn. Đất không chịu trời thì trời chịu đất.2. Xin lỗi, làm hòa là thái độ can đảm và trưởng thành :- Ta ít nhận lỗi.- Ta hay đổ lỗi cho người khác.Bài học : Hãy cố gắng làm hoà trước.

Lm. Phêrô Mai Tính SB59

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2009

Thư Mục Vụ Mùa Chay 2009

Tòa Giám Mục Phan Thiết
422 Trần Hưng ĐạoT.P. Phan Thiết
Phan Thiết ngày 01 tháng 3 năm 2009
THƯ MỤC VỤ MÙA CHAY 2009
Kính gửi:
Quí ChaQuý Tu sĩ, Chủng Sinh
và anh chị em thân mến
Mùa Chay Thánh chúng ta đã bắt đầu với những lời giục giã của Thánh Phaolô: “Đây là thời thuận tiện, đây là lúc thi ân”.“Thời thuận tiện”, vì sau bao ngày chuẩn bị từ thời Cựu Ước, khi thời giờ Thiên Chúa ấn định đã đến thì Người sai Con Một đi vào cõi đời chúng ta để khai mở một thời đại mới, một cuộc sáng tạo mới, dẫn dắt nhân loại đi vào con đường tới cuộc sống Hạnh Phúc đời đời, đó là Nước Thiên Chúa.
Cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Chúa là “thời điểm thi ân”. Vì cuối đời Ngài đã dâng lên Cha một của lễ Tình Yêu vô giá, Ngài đã hiến mạng sống mình trong niềm tin yêu vâng phục của Người Con thảo hiếu. Ngài cũng lấy cái chết đó để tỏ bày cách rạng ngời nhất tình yêu Thiên Chúa từ thuở đời đời đã dành cho nhân loại. Và từ thập giá Con Cha đã nói với nhân loại: “ Ngày nào treo tôi lên, Tôi sẽ kéo mọi sự lên cùng Tôi”. Người kẻ trộm lành với quá khứ tội lỗi suốt một đời, không còn chi hy vọng, vì hy vọng cuộc sống giờ đó đã tiêu tan trên thập giá, bên Chúa Giêsu. Thế mà với niềm tin khiêm tốn và chân thành, anh dâng lời nguyện cầu tha thiết: “Lạy Ngài khi nào về Nước Ngài xin nhớ đến tôi” (Lc 23, 42). Chúa đã đáp lời anh: “Đêm nay anh sẽ được ở trên Thiên Đàng với Ta” (Lc 23, 43).
Đây là người thợ vườn nho vào giờ chậm nhất, lại trở nên người đầu tiên được lãnh ơn huệ Nước Trời: “Đây là giờ thi ân…”. Từ hơn hai nghìn năm qua những người được thi ân kể chi xiết. Và giờ đây lời đó đang khẩn trương mời gọi chúng ta hãy đến, như Chúa đã kêu lớn tiếng tại đền thờ Giêrusalem: “Hỡi những ai đang khát hãy đến với Tôi, ai tin vào Tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh thánh đã nói: “Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng Nước Hằng Sống” (Ga 7, 37-38). Thánh Gioan đã giải thích: Đức Giêsu muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận”. (Ga, 38-39).
Dòng Nước Thánh linh đó đã biến thành một biểu tượng cực kỳ cảm động khi Chúa đã tắt thở, một người lính đã lấy lưỡi đồng đâm vào cạnh sườn của Chúa, tức thì máu cùng nước chảy ra, máu chỉ sự chết, nước chỉ ơn Thánh linh tuôn tràn từ Thân Thể Phục Sinh của Chúa. Từ dòng nước Thánh linh đã đem đến ơn tha thứ và ơn sự sống mới cho chúng ta trong Bí tích Rửa tội.
Đêm vọng Phục sinh ta sẽ cử hành Mầu nhiệm Ánh sáng và Sự sống Chúa Kitô được Thánh linh ban tặng cho những ai được tham dự vào nhân loại mới, chính là Giáo hội của Người. Đó cũng là lúc chúng ta tuyên xưng lại Đức tin trong phép Rửa tội.“Giờ thuận tiện, lúc thi ân” luôn luôn chờ đợi chúng ta đến lãnh nhận suốt cuộc đời người tín hữu, nhưng mùa Chay là thời gian Mẹ giáo hội mở rộng vòng tay, ôm chúng ta vào lòng, để với tình thương tha thiết, với năng lực phục hồi thiêng liêng, cho ta cơ hội lãnh nhận dồi dào sự sống kỳ diệu của Chúa Kitô.
Với một số việc làm như giữ chay, giao hòa với anh em, xưng tội, suy niệm về cuộc thương khó của Chúa và đặc biệt làm việc bác ái như là biểu lộ tình yêu của chúng ta đối với Ngài, chúng ta hãy nhiệt tình hưởng ứng để nâng tâm hồn ta lên, để được Chúa Kitô lôi kéo chúng ta vào thế giới kỳ diệu của Ngài, thế giới của Tình yêu vạn thuở, nơi đây con người được thần hóa, được thanh luyện, được no say yến tiệc của Nước Thiên Chúa.
Đặc biệt năm nay, năm Thánh Đức Mẹ Tàpao, chúng ta có thêm cơ hội để được Đức Mẹ rèn luyện Đức tin, thanh tẩy quá khứ chúng ta bằng những ngày toàn xá, hơn bao giờ hết đời sống thiêng liêng của chúng ta đang được Đức Mẹ âu yếm săn sóc vỗ về. Tạ ơn Mẹ, biết ơn Mẹ, chúng ta nổ lực nhiều hơn nữa để ăn năn sám hối, siêng năng lần hạt mân côi, dâng lên Mẹ niềm tin yêu phó thác cho trái tim đầy ắp tình yêu của Mẹ.
Cầu chúc anh chị em sống phong phú mùa Chay Thánh và Năm Toàn Xá này.
+Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
GM. Giáo Phận Phan Thiết

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2009

Dám Nói Không (Trần Lan)

Đời Tam Quốc, Quan Văn Trường bị thất thủ thảm bại ở Hạ Bì. Thân đơn nhất mã, phò hai người chị dâu (tức vợ của Lưu Bị) qua nương tựa nhà Tào Tháo. Đêm đến, Tào Tháo cho ba người ngủ chung một phòng, dụng tâm là muốn cho chị em loạn luân, chúa tôi phải thất lễ .
Quan Văn Trường một dạ thẳng ngay không để tà tâm vật dụng quyến rũ, tay cầm đuốc, tay cầm sách Xuân Thu đọc đến sáng.
Mọi người thấy vậy khen Văn Trường là ngưỡi chính trực. Từ đó, danh từ "Ngọn đuốc Văn Trường" được dùng để ám chỉ những kẻ ngay thẳng, không để vật dục quyến rũ lòng mình.
***
Những con người anh dũng lướt thắng cám dỗ như Quan Văn Trường quả là hiếm. Càng hiếm hơn nữa, những con người không để cho vật dục quyến rũ. Vì người ta đã quen lối sống dễ dãi, thích hưởng thụ, ham khoái lạc, cho nên tâm trí họ lúc nào cũng là là mặt đất, không đủ sức bật để vượt qua những cám dỗ thử thách, mà vươn lên những ý tưởng cao thượng, những ý nghĩ thánh thiêng.
Dù thế nào đi nữa, cám dỗ vẫn là số phận của con người. Đối với người Kitô hữu, cám dỗ càng đeo đuổi họ như hình với bóng, nó chỉ buông tha khi họ đã đi hết cuộc hành trình trần gian. Tuy nhiên, thành công hay thất bại cũng tùy thuộc họ chiến thắng hay đầu hàng các cơn cám dỗ. Số phận đời đời cũng sẽ căn cứ vào việc họ đã vượt qua cơn thử thách hay buông xuôi bỏ cuộc.
Cuộc đời Đức Giêsu không thiếu những cơn cám dỗ, có lúc nhất thời, có khi dai dẳng. Những cơn cám dỗ ấy hoặc đến từ ma quỷ, hoặc từ người ta, hay có khi lại ngay trong bản thân Người.
Tin Mừng thuật lại các cơn cám dỗ từ ma quỷ : Chúng dụ dỗ Người biến đá thành bánh mà ăn, vì Người đã ăn chay ròng rã 40 đêm ngày. Chúng khiêu khích Người hãy gieo mình xuống từ nóc cao đền thờ. Chúng hứa cho Người vinh hoa lợi lộc các nước, nếu Người sấp mình bái lạy chúng. Cuối cùng, Đức Giêsu đã oanh liệt chiến thắng các cơn cám dỗ ấy, nhờ trưng dẫn các câu Kinh Thánh. Thật vậy, cám dỗ nào cũng bị Người đánh bại bởi các lời Kinh Thánh.
Kinh Thánh chính là khiên thuẫn cho người tín hữu trong mọi cơn cám dỗ. Một khi Lời Chúa đã thấm nhiễm vào con tim, khối óc, và toát ra trong các hành vi của người tín hữu, thì không một cơn cám dỗ nào mà họ không thể vượt qua, không một thử thách nào mà họ không lướt thắng.
Cám dỗ nào cũng dẫn chúng ta đến một chọn lựa. Hoặc là chọn Thánh ý Chúa hoặc là chọn chính mình. Người không có Lời Chúa hướng dẫn, thường hay chọn mình lắm: họ chọn danh vọng cho mình, giàu sang cho mình, khoái lạc cho mình. Khi "cái tôi" đã đầy ứ trong lòng thì Thiên Chúa phải đội nón ra đi.
Muà chay là muà dọn mình để chiến đấu với các cơn cám dỗ. Cám dỗ từ ma quỷ, từ nơi người khác, và nhất là từ ngay chính bản thân mình. Có bao nhiêu giác quan là có bấy nhiêu cửa ngõ cho cám dỗ đi vào.
Dù bầu trời đen mênh mông bao trùm địa cầu, thì trong một bờ đá nào đó, cánh hoa mảnh mai vẫn hồn nhiên nở trong đêm khuya. Cánh hoa mỏng manh là thế mà sao dũng mạnh hơn tâm hồn chúng ta nhiều quá! Nếu hoa lá là ngôn sứ của Thiên Chúa, thì sứ điệp chúng ta là: Hãy mềm mại để cho Lời Chúa đưa chúng ta vượt qua đêm mưa bão của cám dỗ, thử thách. Và ngày mai trời lại sáng.
***
Lạy Chúa, ai trong chúng con cũng có những kinh nghiệm của những sa ngã tồi tệ. Sa ngã này chưa vực dậy được, thì sa ngã khác lại vùi dập chúng con xuống. Xin cứu giúp chúng con và ban cho chúng con tinh thần kiên vững của Đức Kitô, luôn sống theo lời Chúa và tuân theo thánh ý Người. Amen.


Trần Lan

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2009

Trại Huấn Luyện Ngành Nghĩa, 01.03.2009












NGHĨA SĨ – CHINH PHỤC
Tất cả đã được các anh chị Huynh Trưởng chuẩn bị sẵn sàng cho cho Trại Huấn Luyện Ngành Nghĩa, nào là gạo, thịt, mực, đậu,....rồi cả trại nữa. Đến 13 giờ 30, các trại sinh đã đến đất trại là sân nhà thờ, chuẩn bị khăn quàng. Chiếc khăn màu xanh dành cho trại sinh khi vào đất trại. Ai cũng vui mừng hớn hở, vì đây là lần đầu tiên tham gia trại huấn luyện.
Trong giờ khai mạc trại, Cha Hạt Trưởng hạt Phan Thiết, cũng là cha chánh xứ, đã nhắn nhủ các trại sinh nhiệt thành trong các sinh hoạt đoàn thể và nhất là Thiếu Nhi Thánh Thể thì phải yêu mến Thánh Thể bằng việc siêng năng tham dự Thánh Lễ hằng ngày.
Sau giờ khai mạc, tất cả nối vòng tay lớn để cùng vui, cùng ca hát, cùng trao cho nhau tiếng cười trong các điệu múa, trò chơi. Zui ơi...là zui, cười đã ơi.....là cười. Và quan trọng hơn là những bài khoá để giúp các trại sinh nâng cao kiến thức về chuyên môn của phong trào, cũng như về đời sống tâm linh.
Tới giờ ăn cơm chiều là giờ có lẽ khoái nhất. Trời ơi, dĩa nào dĩa nấy to đùng mà....quất sạch. No ơi...là no. Ăn no rồi lại hát hò.
Khoảng 7 giờ 30 tối, bắt đầu trò chơi lớn. Là lần đầu tiên, ai cũng ngỡ ngàng, tưởng cũng như các trò chơi sinh hoạt thôi, ai ngờ bị phạt quá trời, đã vậy, bị bịt mắt rồi, mà hễ mở miệng la làng lại bị ăn thứ gì chua chua mặn mặn, lại còn bị đánh mà chẳng biết ai. Có người còn đòi meét cha phó nữa chứ. Wê ơi....là w..ê. Vui chưa đã, vậy mà đến giờ kết thúc rồi. Nhổ trại.
Mọi người lại nối vòng tay lớn ca hát cứ như không muốn về, tay đan trong tay, tay chéo với tay, để chia tay nhau. Ra về bị chè đậu xanh “toàn là nước” lạnh mát trong tay như làm sảng khoái cho lòng Nghĩa Sĩ, cho tinh thần Nghĩa Sĩ. Đúng như câu khẩu hiệu vẫn hô vang trong ngày trại: Nghĩa Sĩ – Chinh Phục.





Lượt xem:

Free Web Site Counter

Người đang theo dõi blog này

Powered By Blogger