Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2008

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2008

Sống trong bí tích

Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội), cuộc trưng bày về cuộc sống người Công giáo “Sống trong bí tích - văn hóa Công giáo đương đại Việt Nam” lần đầu tiên được ra mắt công chúng trong dịp Noel năm nay và kéo dài đến giữa năm 2009.
đọc tiệp...

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2008

Trò chơi

Thỏ cóc thi đua
Số người chơi : Chừng 6 người, 3 người làm thỏ, 3 người làm cóc.
Cách chơi : Vẽ hai mức song song và cách xa nhau chừng 20m, 3 thỏ đứng xen kẽ 3 cóc trên một mức, quay về mức bên kia, 3 cóc ngồi xổm.
Tiếng còi đầu là tiếng còi chuẩn bị, tiếng còi thứ hai là tiếng còi khởi hành. Sau mỗi tiếng còi của người điều khiển thì thỏ được phép bước một bước dài bao nhiêu có thể, trong khi đó thì cóc được nhảy hai bước dài bao nhiêu có thể, và cứ thế cho tới khi con nào về tới đích trước là con đó thắng cuộc.

Mẫu hàng
Số người chơi : Bao nhiêu người cũng được.
Cách chơi : Tất cả những người chơi đứng thành một vòng tròn vây quanh người điều khiển. Sau mỗi lệnh của người điều khiển thì những người chơi phải làm sao thi hành thật lẹ và đúng.Thí dụ : người điều khiển ra lệnh :Kiếm mẫu hàng bằng cọng rơm dài 1 tấc, hoặc : kiếm mẫu hàng bằng lá gianh dài 15 ly…Ai đưa về cho người điều khiển vừa sớm vừa đúng nhất thì kể là thắng cuộc.

Tìm Số Nhà
Số người chơi : Chừng 5 người một lượt.
Cách chơi : Cắt cát tông làm 6 hình khác nhau. Trên 6 hình cát tông đó có ghi lần lượt 6 số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Những người chơi đứng xung quanh để quan sát kỹ 6 hình cát tông đó. Sau đó đi ra xa, cách nhưng hình cát tông đó 10 m. Người nào cũng phải dùng khăn quàng bịt mắt lại. Sau tiếng còi hiệu của người điều khiển, những người chơi tìm lại chỗ những hình cát tông đó, rờ kỹ và cầm một hình giơ cao, nói lớn số của nó. Nói đúng số của nó là được 1 điểm, nói sai thì phải trừ đi 1 điểm.

Trao trả tù binh.
Số người chơi : Bao nhiêu người cũng được, nhưng với điều kiện số người chơi phải chẵn.
Cách chơi : Vẽ hai mức cách nhau chừng 1 m. những người chơi đứng xếp hai hàng trên hai mức và quay vào nhau đôi một, tất cả trong thế sẵn sàng.
Sau tiếng còi hiệu, người bên này trao cho người bên kia chiếc dép đang xỏ ở chân, người bên kia giơ chân đỡ chiếc dép và xỏ vào chân mình. Nhớ cả hai người không được phép bỏ chân xuống đất trong khi trao dép. Đôi nào trao xong trước hết và không sai luật thì kể là thắng cuộc.

Thiện xạ
Số người chơi : Thi đua từng đội (số người nhiều bằng nhau).
Cách chơi : Mỗi đội cử một người chơi trong đợt đầu. Chồng 5 ống lon lên nhau. Mỗi người lần lượt dùng banh tennis đổ 5 ống lon một lượt thì được 1 điểm. Rồi lần lượt tới những người sau…đội nào được nhiều điểm hơn cả là đội đó thắng cuộc.

Săn thỏ
Số người chơi : Hai người một lần.
Cách chơi : Tất cả những người không chơi xếp thành vòng tròn. Một em làm thỏ và một làm người săn đuổi nhau. Cả hai đều phải đi trong vòng tròn và đi bằng 10 ngón chân, đi trong thế ngồi xổm. Khi nào người săn bắt được thỏ thì tất cả reo to lên một tiếng.

Rụt Rè
Số người chơi : Thi đua hàng đội, mỗi đội cử ra hai người.
Cách chơi : Hai người trong mỗi đội dùng khăn thắt chặt hai khuỷu chân vào với nhau, hai tay để lên đầu. Nghe thấy hiệu còi hai người lo dìu nhau về tới đích sớm hết sức. Đội nào về trước là đội đó thắng.

Thầy bói.
Số người chơi : Chơi cho cả đoàn hay cả đội.
Cách chơi : Người làm thầy bói, bịt mắt đứng vào giữa vòng người. Những anh chị trưởng đụng vào người thầy bói. Thầy bói nói đúng tên người đụng thì người đó vào làm thầy bói thay. Nếu thầy bói nói không đúng thì cứ tiếp tục làm thầy bói.

Trao quyền.
Số người chơi : Chừng 10 người với 5 cái mũ.
Cách chơi : Tất cả những người chơi đứng xếp thành hai hàng, người này cách người kia chừng 0,5m. hai hàng quay vào nhau, dùng đầu trao nhau mũ trên đầu mình. Trao đi rồi lại trao lại. đôi nào trao xong trước mà không bị rơi xuống đất thì tất cả những người đứng xung quanh cho một tràng pháo tay

Mù dẫn mù.
Số người chơi : Cử ra hai em để chơi, tất cả những người không chơi ngồi xung quanh.
Cách chơi : Hai em chơi dùng khăn bịt mắt, nghe hiệu còi, dắt nhau tới rờ vào cái cọc cắm tại đích trong một thời gian nào đó. Nếu chưa tới giờ mà rờ được cái cột thì kể là thắng cuộc. Ngược lại nếu hết giờ mà chưa mó được cột thì người điều khiển thổi còi để chấm dứt để đổi cho phiên người khác.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2008

Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội - Tín Điều

Mừng Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, đọc lại thông điệp Đức Mẹ nói với thánh Bernadette

Đức Mẹ Hiện Ra Tại Lourde (Lộ Đức), Nước Pháp

Vào trưa ngày 11 tháng 2 năm 1858, Bernadette, Jeanne Abadie và Marie Toinette cùng nhau tiến về bờ suối Gave nhặt củi. Đến gần hang Massabielle, các em phải lội qua giòng nước để sang bờ bên kia. Hai bạn đã qua suối, còn Bernadette vì bệnh nên sợ nước lạnh, cứ ngập ngừng chưa chịu lội sang. Bernadette kể:

"Tôi đang định tháo giầy để lội xuống nước, thình lình tôi nghe tiếng gió ù-ù thổi mạnh như sắp có cơn bão lớn. Nhìn trước nhìn sau không thấy gì, tôi tiếp tục cởi vớ để lội qua suối, thì tiếng gió lại nổi lên. Nhìn thẳng về hang núi, tôi thấy một thiếu nữ rất xinh đẹp đứng đó, trạc độ 17 tuổi, mặc áo trắng dài che gần hết đôi chân, mỗi đầu ngón chân là một bông hồng óng ánh. Thiếu nữ thắt lưng xanh, tay đeo tràng chuỗi, hạt trắng hạt vàng, giống những bông hồng ở nơi chân. Trên đầu trùm khăn trắng xoã xuống thân người. Tưởng rằng nhìn lầm, tôi dụi mắt nhìn lại nhưng vẫn thấy là bà ấy. Sợ quá, tôi vội thọc tay vào túi lấy ra xâu chuỗi và quì xuống lần hạt, xin Đức Mẹ đến cứu giúp. Bà cũng lấy xâu chuỗi đeo trên cách tay mình và bắt đầu lần hạt với tôi. Lần hạt xong, Bà làm hiệu cho tôi đến gần, nhưng sợ quá, tôi chạy vội qua suối, quơ đống củi mà các bạn đã xếp đống ở đó đem về nhà. Bà đẹp biến đi và hai bạn cũng không hay biết chuyện gì xảy ra cho tôi cả. Trên đường về, thấy nét mặt của tôi khác thường, nên Marie gạn hỏi mãi, nhưng tôi không chịu nói. Tới khi về gần đến nhà tôi mới chịu thuật lại chuyện lạ đã xẩy ra cho mình. Không giữ được bí mật, em Marie đi nói cho mẹ nghe. Thế là tôi bị quở trách nặng lời suốt buổi và mẹ còn cấm chúng tôi từ nay không được đến đó nữa".

Mãi đến hai ngày sau (14 tháng 2 năm 1858), như có tiếng thúc bảo, Bernadette mới dám mở miệng xin mẹ cho ra hang núi cùng với mấy người bạn đã được nghe kể. Năn nỉ mãi bà mới cho phép đi. Thình lình Bernadette la lên:

- Bà đến! Bà đến rồi kìa.

Theo lời người bạn bảo:

- Nước-Thánh sẽ xua đuổi ma qủi hiện hình trêu ghẹo, nên Bernadette đã lấy Nước-Thánh đem theo rẩy lên bà. Bà đẹp chẳng sợ, lại tỏ ra hài lòng và mỉm cười với mọi người. Thế là người ta đoán là Đức Mẹ hiện ra. Bernadette cầu nguyện sốt sáng và bắt đầu ngất trí, mãi đến khi được đưa về nhà Bernadette mới tỉnh. Tiếng đồn lại càng lan rộng thêm về điềm lạ ấy.

Lần thứ ba Đức Mẹ hiện ra ngày 18 tháng 2 năm 1858. Lần này có nhiều người hơn theo Bernadette để xem sự lạ. Bernadette đem theo giấy viết để xin Đức Mẹ ghi những gì Mẹ muốn dạy, nhưng Đức Mẹ không viết mà chỉ cho biết Bernadette sẽ phải khổ nhiều ở trần gian, nhưng sẽ được hạnh phúc trên trời. Mẹ lại xin Bernadette trở lại gặp Mẹ 15 ngày liền nữa. Ba lần hiện ra vừa qua chỉ là chuẩn bị cho những lần hiện ra sau này.

Những lần hiện ra kế tiếp là những lần Bernadette ngất trí và xuất thần, người xem chỉ thấy những cử chỉ lạ nơi thân xác em, còn nội dung chỉ được tỏ ra dần dần. Những lần này cũng là để các vị liên hệ và nhà chức trách kiểm chứng sự thể. Một vài lời dạy Bernadette nhận được như:

- Các con hãy cầu nguyện cho người tội lỗi ăn năn trở lại.

- Các con hãy làm tròn bổn phận hàng ngày.

- Hãy cầu nguyện cho những người cứng lòng tin, cho những người cố tâm phá hoại Đạo Chúa, được ơn thống hối ăn năn... .

- Hãy ăn năn đền tội.

Lần thứ 9 hiện ra, Đức Mẹ chỉ cho Bernadette lấy tay cào bới chỗ đất khô trước mặt em, để khơi nguồn một suối nước có phép chữa bệnh cho những ai vững niềm tin cậy.

Lần thứ 10 (ngày 26 tháng 2 năm 1856), Đức Mẹ hiện ra và truyền:

- Con hãy hôn đất ăn năn thay cho người có tội.

Bernadette cũng làm hiệu cho mọi người cúi xuống hôn đất ăn năn tội.

Lần thứ 11 hiện ra, Đức Mẹ bảo Bernadette về thưa cùng cha sở

- Xây cho Mẹ một đền thờ ở đây để Mẹ thi ân cho nhân loại.

Chúa Nhật ngày 28 tháng 2 năm 1858, trên 2000 người tựu lại để xem sự lạ. Lần này Bernadette thưa Đức Mẹ về chuyện đã xin với cha sở xây nhà thờ như Mẹ dạy. Đức Mẹ mỉm cười với lời thân thưa ấy.

Lần thứ 14 Đức Mẹ nói:

- Mẹ muốn người ta đến đây thăm viếng Mẹ.

Từ đó con cái muôn phương trên thế giới đã đến đây thăm viếng Mẹ không ngớt.

Lần thứ 15 Đức Mẹ chỉ hiện ra cho Bernadette chiêm ngắm và không làm dấu lạ nào khác.

Lần thứ 16 Đức Mẹ tỏ mình ra:

- Ta là Đấng Chẳng Mắc Tội Tổ Tông.

Đây là lần thứ hai Đức Mẹ tỏ cho nhân loại biết về ơn đặc biệt này của Mẹ. (Lần thứ nhất Đức Mẹ đã tỏ ra cho chị Catharine Labouré trong tu viện Rue Dubac, Paris).

Lần thứ 17 một phép lạ xẩy ra là lúc Bernadette xuất thần, tay đang cầm đèn cầy cháy sáng, các bác sĩ thử nghiệm đã úp hai bàn tay Bernadette lên ngọn lửa mà tay em không bị đốt cháy.

Lần thứ 18 cũng là lần hiện ra sau hết, Đức Mẹ đến chỉ để an ủi và mừng cho Bernadette trong ngày em được rước Chúa Giêsu Thánh Thể vào lòng lần đầu tiên trong đời.

Tóm lại, Đức Mẹ đã hiện ra với Bernadette cả thẩy 18 lần để nhắc nhở loài người: Năng chạy đến với Mẹ, ăn năn đền tội, lần hạt Mân Côi để làm nguôi đi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa vì tội lỗi nhân loại đã xúc phạm đến Ngài. Ngoài ra còn để Mẹ thi ân cứu giúp những ai chạy đến cùng Mẹ nữa.

_________________________________________

1. Lịch Sử Tín Ðiều
Thánh Lễ kính mầu nhiệm Vô Nhễm đã có từ giữa thế kỷ thứ VII và thứ VIII tại Ðông Phương. Các vị giảng thuyết nói về sự thai sinh Vô Nhiễm, thánh thiện mà không nêu lên vấn đề nào khác.
Vào thời Trung Cổ, Thánh Lễ đã nhập vào Tây Phương, và từ thế kỷ thứ IX, nhiều dòng tu ở Ðức và cả La mã đã mừng kính.
Vào năm 1060, các Thầy Dòng đem vào Anh Quốc và giữa năm 1127 và 1128, Thánh Lễ được lan rộng trong cả Âu Châu, mặc dầu Thánh Bênađô tỏ ra dè dặt trước "sự mới lạ" ấy.
Thoạt đầu, đây là một phong trào sùng kính sốt sắng nhưng thiếu sự suy tư, nhất là bị ảnh hưởng của những ý kiến mù mờ của thời đại.
Người ta tin tưởng với Thánh Augustinô rằng việc giao hợp vợ chồng, cả trong hôn phối Kitô giáo, là một hành động trác táng lưu chuyển tội tổ tông. Và như vậy, Mẹ Maria sinh bởi sự giao hợp của Cha Mẹ, làm sao thoát khỏi định luật ấy. Vả lại, người ta có một quan niệm không mấy khoa học về việc thai sinh, như thể xác được cưu mang trước rồi linh hồn đến trong khoảng cách sau: Linh hồn con trai trước 40 ngày, linh hồn con gái phải lâu hơn mới hợp với thể xác vì bản tính con gái yếu kém!
Các nhà thần học lại không biết làm sao để thoát khỏi cái vòng lý luận sau đây: Chúa Kitô là Ðấng Cứu Chuộc hết mọi người. Nếu nói rằng Ðức Mẹ không vướng mắc tội lỗi cho dầu chỉ nói đến tội tổ tông thôi thì Chúa Kitô không còn là Ðấng Cứu Chuộc toàn thể nhân loại. Chương trình Cứu Ðộ có một kẽ hở. Và tất cả các nhà thần học thế kỷ XIII, kể cả Thánh Tôma Aquinô đều nghĩ rằng Ðức Mẹ vẫn phần nào lệ thuộc tội lỗi; ít là trong thẩ xác khi thai sinh.
Cuối thế kỷ XIII, nhà thần học Duns Scott đã có công học hỏi và đảo ngược lại lý luận trên. Ông cho rằng đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Ðức Mẹ chẳng những không làm tổn thương đến vinh dự Chúa Kitô và công cuộc cứu chuộc của Ngài mà, trái lại, càng làm tỏ rạng sự sung mãn của công cuộc ấy. Vì Ðấng cứu chuộc hoàn hảo phải là Ðấng không những có thể Chữa Lành tội lỗi mà còn Ngăn Ngừa tội lỗi.
Cũng như một người mẹ tỏ ra có một tình thương hữu hiệu khi Bà tắm rửa cho đứa con vừa rơi vào đống bùn; nhưng nếu Bà biết ngăn ngừa kh6ng để cho con rơi vào bùn thì tình thương của Bà càng linh nghiệm hơn.
Nhờ sự trực giác sâu xa ấy, Duns Scott đã đổi ngược thế cờ, giải quyết được vấn nạn được coi là nan giải trước đây về sự thánh thiện nguyên thủy nơi Ðức Mẹ. Ông đã minh chứng rằng giáo lý Ðức Mẹ Vô Nhiễm có thể chấp nhận được và hơn nữa đặc ân ấy tương xứng với địa vị của Mẹ Thiên Chúa.
Sau ông, giáo thuyết lan rộng như vết dầu loang.
2. Công Bố Tín Ðiều
Sau nhiều thế kỷ học hỏi, nghiên cứu, tranh luận nữa, vấn đề đã được Ðức Giáo Hoàng Piô IX giải quyết khi Ngài công bố Tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, ngày mồng 8 tháng 12 năm 1854.
Lời công bố nhắc lại những lời của vị Giáo Hoàng Alexandre VII (1661) năm xưa, khi ngài đặt liên hệ giữa việc cứu chuộc toàn diện và đặc ân vô nhiễm của Ðức Mẹ.
Lời công bố không phản lại việc cứu chuộc toàn diện mà còn làm sáng tỏ hơn: Mẹ Maria đã được Chúa cứu rỗi do công nghiệp tiền ứng và hồi tố của Chúa.
Nguyên văn Lời Công Bố như sau:
"Từ giây phút đầu tiên khi tượng thai, do một đặc ân và ưu huệ của Thiên Chúa toàn năng và dựa trên công nghiệp Chúa Giêsu Kitô Ðấng Cứu Chuộc nhân loại, Ðức Trinh Nữ Maria được gìn giữ khỏi vướng mắc mọi tỳ ố, tội tổ tông truyền". (Piô IX - sắc lệnh Munificentissimus ngày 8 tháng 12 năm 1854).
3. Căn Bản Thánh Kinh
Như đã nói, Tín điều này không được ghi rõ trong Thánh Kinh.
Nhưng Tín điều được tiềm ẩn trong nguồn mạc Khải, trong tư tưởng Dân Chúa được coi là một vị hôn thê. Tiên tri Ôsê lên tiếng mạt sát dân được tuyển chọn như một cô gái lăng loàn, một dâm phụ (2,4-7).
Nhưng rồi người nhìn thấy một cuộc đổi mới và ca tụng như một vị hôn thê.
"Ta sẽ đính hôn với ngươi mãi mãita đính hôn với ngươi bằng công chínhCông minh, nhân nghĩa xót thươngTa sẽ đính hôn với ngươi bằng đức trung tin và ngươi sẽ biết Gia vê" (Ôsê 2,4-22)
Hình ảnh người dâm phụ dần dần được xóa mờ hẳn để lộ hiện chân dung người hôn thê:
"Em mỹ miều, hiền thê ơiNơi em không có một tì vết..." (Diệu ca 4,7-8).
Lời Thiên Chúa phán hứa sẽ thực hiện. Nhưng thực hiện ở đâu? Phải chăng ở nơi Giáo Hội? Chưa hẳn vì Giáo Hội cũng bao gồm rất nhiều người tội lỗi. Lời phán hứa được thể hiện nơi Ðấng đã được tuyển chọn để làm Mẹ Chúa Kitô, của Giáo Hội và của công cuộc tạo dựng mới. Ðó là Ðức Maria, Ðấng thánh thiện và không mặc tì ố.
Như vậy, mầu nhiệm vô nhiễm đã có căn bản tiềm ẩn trong Thánh Kinh và dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội càng ngày càng ý thức hơn và long trọng tuyên bố thành tín điều, như chiếc nụ hồng đầu xuân hé mở thành một cánh hoa xinh tươi. Mẹ là bà Evà mới trong cuộc tạo dựng mới. "Mẹ trẻ trung hơn tội lỗi, hơn nòi giống đã sinh ra Mẹ" - Plus jeune que le péché, plus jeune que la race dont elle est issue" (Bernanos - Journal d'un Curé de campagne, 1936).
4. Thánh Tích
Hôm ấy, ngày 25 tháng 3 năm 1858, ngày Lễ Truyền Tin, Cô Bernađetta thức dậy thật sớm. Cô cảm thấy có một sức mạnh thúc đẩy cô ra hang Ðá Lộ Ðức. Cha mẹ Cô không muốn cho cô đi, nhưng biết rằng con đang bị một sức mạnh thúc đẩy như không chống lại được. Từ 5 giờ sáng, Cô đã lên đường đi ra bộng đá.
Lần này, cô nhất quyết phải hỏi cho bằng được tên của "Bà lạ". Mấy lần trước Bà chỉ mỉm cười, đem bút mực ra xin Bà viết Bà cũng chỉ mỉm cười. Nhưng lần này, cô phải trả lời cho Cha Sở.
Sau khi lần hạt, Bà lạ tiến ra gần cửa hang. Bernađetta sung sướng và lấy hết can đảm nói lên câu mà cô đã dọn sẵn bằng thổ ngữ.
- Thưa Bà. Xin Bà làm ơn nói cho con biết Bà là ai?
Bà lạ chỉ mỉm cười. Bernađetta hỏi lại lần thứ hai, thứ ba. Bà vẫn mỉm cười. Nhưng lần này cô cương quyết phải hỏi cho kỳ được vì đó là điều kiện của Cha Sở, nếu Bà muốn chó một nhà thờ như Bà xin.
Sau lần hỏi thứ tư. Bà lạ không cười nữa.
Bà mở hai tay ra chỉ xuống đất. Rồi Bà chấp tay lại ngang ngực ngước mắt nhìn trời và nói:
- Que soy era Immaculada Concepciou"
Rồi Bà biến đi trong vùng ánh sáng.
Mặt Bernađetta trở lại vẻ hồng hào vui tươi. Cô chạy ngay về nhà Xứ, vừa chạy vừa lẩm nhẩm trong miệng kẻo sợ quên mất lời Bà lạ vừa nói.
Immaculada Coun-cetiou
Immaculada Coun-cetiou.
Cô hơi líu tíu với hai chữ cuối cùng. Vừa vào nhà Cha Sở, cô thốt ra ngay:
"Que soy era Immaculada Concepciou".
Cha Sở giật mình như muốn ngã. Ngài biết rằng Bernađetta không thể tự mình bày ra. Cha như bị một ánh sáng làm hoa mắt... Nhưng rồi ngài chấn tĩnh, lấy lại vẻ nghiêm khắc thường có và nói với Cô bé:
- "Một Bà không thể mang tên đó. Cô lầm! Cô có hiểu câu đó không?
Bernađetta nhẹ lắc đầu.
- "Nếu Cô không hiểu sao cô lại nói?"
- "Con lập đi lập lại trên suốt đường về".
Cha Peyramale cảm động, cố nén giòng lệ như muốn trào ra.
Bernađetta đứng im lặng rồi lẩm bẩm như một lời van xin:
- "Thưa Cha, Bà ấy vẫn muốn Cha xây một nhà thờ".
Cha Sở vận dụng tất cả uy quyền như để bảo tồn danh dự:
- "Cô đi về đi, ta sẽ gặp lại lần khác.
Bernađetta không hiểu vì sao Cha Sở có vẻ phật ý. Cô tự hỏi câu ấy có nghĩa gì? Ngày Lễ mồng 8 tháng Chạp, chắc Cô đã nghe giảng những bài giảng bằng Pháp ngữ mà cô mù tịt tiếng Pháp. Cô chỉ biết thổ ngữ. Về đến nhà Cô mới được Ông Estrace giải thích.
Thì ra Bà lạ đã nói tên:
Que soy era Immaculada Concepciou, là thổ âm miền Pyrênê, theo Pháp ngữ là:
Je suis l'Immaculée Conception.
Ta là Ðấng chẳng hề mắc tội Tổ Tông truyền.
Ðó là Tín điều Ðức Giáo Hoàng Piô IX đã công bố 4 năm về trước trong Tông Huấn Munificentissimus ngày 8 tháng 12 năm 1854:
"Ta công bố rằng Ðức Trinh Nữ Maria đã được gìn giữ khỏi mọi tì ố của tội Tổ Tông truyền... ngay từ giây phút đầu tiên khi mới tượng thai".
Ðây là lần hiện ra thứ XVI. (Phỏng theo La Vie de Bernadette của R. Laurentin. Desclée De Brouwer 1978).

Thái Hà

Nào ai sẽ cất tiếng lên? Nếu không phải là chính bạn...

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2008

Thông Báo

Đã có ALBUM NHẠC MÙA VỌNG, mời các bạn đón nghe (ở phía dưới)
Lượt xem:

Free Web Site Counter

Người đang theo dõi blog này

Powered By Blogger